Chi phí sinh hoạt (sinh hoạt phí) là chi phí duy trì một mức sống nhất định. Những thay đổi về chi phí sinh hoạt theo thời gian thường được vận hành theo chỉ số chi phí sinh hoạt. Chi phí tính toán sinh hoạt cũng được sử dụng để so sánh chi phí duy trì một mức sống nhất định ở các khu vực địa lý khác nhau. Sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các địa điểm cũng có thể được đo lường về tỷ lệ sức mua tương đương.
Chi phí sinh hoạt (sinh hoạt phí) là chi phí duy trì một mức sống nhất định. Những thay đổi về chi phí sinh hoạt theo thời gian thường được vận hành theo chỉ số chi phí sinh hoạt. Chi phí tính toán sinh hoạt cũng được sử dụng để so sánh chi phí duy trì một mức sống nhất định ở các khu vực địa lý khác nhau. Sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các địa điểm cũng có thể được đo lường về tỷ lệ sức mua tương đương.
Trước khi đến Đức, bạn cần chứng minh tài chính ngay từ khi nộp đơn xin thị thực. Đó là bằng chứng đảm bảo bạn có khả năng trang trải trong suốt quá trình học tập của mình. Từ ngày 1.1.2020 thì mỗi người cần 853 Euro/tháng hay 10.236 Euro/năm cho cuộc sống tại Đức.
Con số này bắt đầu áp dụng cho những ai nộp đơn thị thực sau ngày 1.9.2019. Bạn có thể chứng minh bằng một số cách như: chứng minh thu nhập của cha mẹ, tài khoản phong tỏa, giấy đảm bảo từ ngân hàng hoặc mức học bổng đủ cao. Để biết rõ hơn về yêu cầu cụ thể, bạn có thể liên hệ Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán tại nước sở tại.
Nhiều sinh viên quốc tế sử dụng tài khoản phong tỏa để trang trải tài chính cho mình trong quá trình học tại Đức. Số tiền trong tài khoản này sẽ được khóa cho đến khi bạn đến Đức. Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho tài khoản phong tỏa là một bước quan trọng trong quá trình nộp đơn thị thực khi du học Đức. Phí tạo lập tài khoản phong tỏa có thể dao động từ 50 đến 150 Euro. Sau khi đã đến Đức và có thẻ EC, bạn sẽ nhận được tiền hàng tháng từ tài khoản phong tỏa của mình.
Phần lớn trường đại học tại Đức được tài trợ bởi chính phủ. Do đó, sẽ không có học phí với bậc Cử nhân và đa số bậc Thạc sĩ tại những trường công. Một số ít chương trình Thạc sĩ có thu phí nhưng không quá cao nếu so với những nước khác. Tại những trường tư thì học phí có thể sẽ cao hơn.
Riêng bang Baden-Württemberg quyết định thu phí 1.500 Euro/kỳ đối với sinh viên ngoài khối EU từ kỳ đông 2017/18. Những sinh viên đã theo học tại bang Baden-Württemberg nhưng chưa tốt nghiệp vào kỳ đông 2017/18 thì vẫn được miễn học phí cho đến khi ra trường.
Ở Đức, mọi sinh viên tại trường đại học đều phải trả phí học kỳ. Phí này dành cho những tổ chức sinh viên như Studentenwerk hay AStA chứ không liên quan gì đến học phí. Tại nhiều trường đại học sinh viên còn nhận được vé kỳ để sử dụng các phương tiện giao thông công cộng trong vùng. Phí học kỳ dao động từ 100 đến 350 Euro tùy từng trường và phải đóng khi nhập học hay trước khi kỳ học mới bắt đầu. Một số chi phí phát sinh như tài liệu học tập hay sách chuyên ngành sẽ phụ thuộc vào từng ngành học.
Ví dụ: Đại học Köln, kỳ đông 2019/20
Sau khi bạn đã hiểu rõ hơn về những chi phí sinh hoạt tại Đức, bạn đã có thể bắt đầu suy nghĩ về cách tự trang trải tài chính cho bản thân. Sinh viên quốc tế chỉ được đi làm khá hạn chế tại Đức. Do đó đi làm thêm có thể giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn, nhưng rất khó để hoàn toàn trang trải chỉ với cách này. Xin học bổng cũng là một cách hợp lý vì rất nhiều tổ chức sẵn sàng hỗ trợ sinh viên quốc tế, chẳng hạn như DAAD, những tổ chức kinh tế hay quỹ tài trợ.
Dịch từ nguồn: DAAD (© Jan von Allwörden)
Những chi phí thường nhật như nhà cửa, ăn uống, quần áo hay giải trí gọi chung là chi phí sinh hoạt. Trong mặt bằng chung châu Âu thì Đức ở tầm trung, tức là rẻ hơn một số nước như Đan Mạch, Luxembourg hay Thụy Sĩ, nhưng lại đắt hơn một số nước khác như Ba Lan, Cộng hòa Séc hay Ý.
Chi phí sinh hoạt tại Đức trung bình của một sinh viên ở khoảng 819 Euro/tháng. Trong đó bao gồm tiền thuê nhà, đi lại, ăn uống, quần áo, tài liệu học, bảo hiểm ý tế, phí điện thoại, internet, TV, radio hay những hoạt động giải trí khác. (Có cả phí học kỳ mỗi trường mỗi khác). Sinh viên quốc tế thường chi tiêu ít hơn sinh viên Đức: Trung bình 725 Euro/tháng. Những ai tìm được nhà giá tốt và sống tiết kiệm thì có thể còn thấp hơn.
MẸO: Có nhiều ưu đãi khác nhau dành cho sinh viên. Với thẻ sinh viên còn hạn, thường sẽ được giảm giá tại những rạp hát, bảo tàng, rạp phim và nhiều nơi khác nữa. Với những ai có hứng thú với thể thao thì có thể tham khảo cơ sở vật chất tại chính trường đại học của mình: Giá từ rất thấp cho đến miễn phí đối với sinh viên.