Công Nghiệp Làm Đẹp

Công Nghiệp Làm Đẹp

Theo The Unpublishable - trang tin chuyên về ngành công nghiệp làm đẹp, Hàn Quốc có thị trường thẩm mỹ y tế phát triển bậc nhất thế giới. Seoul sở hữu số lượng bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ bình quân trên đầu người nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, con số này nhiều gấp đôi so với Mỹ và nhiều hơn 150% so với Brazil - đất nước đứng thứ hai trong danh sách.

Theo The Unpublishable - trang tin chuyên về ngành công nghiệp làm đẹp, Hàn Quốc có thị trường thẩm mỹ y tế phát triển bậc nhất thế giới. Seoul sở hữu số lượng bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ bình quân trên đầu người nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, con số này nhiều gấp đôi so với Mỹ và nhiều hơn 150% so với Brazil - đất nước đứng thứ hai trong danh sách.

VÀ NHỮNG XU HƯỚNG PHẢN KHÁNG ĐẦU TIÊN

Với một số phụ nữ Hàn Quốc, như vậy là quá đủ. Ngày càng có nhiều phụ nữ Hàn Quốc quay lưng với việc chăm chút ngoại hình, chống lại quan điểm truyền thống cứng nhắc. Trước đây, phụ nữ Hàn Quốc thích những chiếc váy bút chì bó sát, mái tóc dài sang trọng, làn da hoàn hảo và luôn trang điểm kỹ lưỡng. Nhưng giờ đây, làn sóng nữ quyền đã giúp cho nhiều người phụ nữ ở Hàn Quốc dám cắt đi mái tóc dài truyền thống, bỏ đi những lớp trang điểm khi đi ra ngoài đường.

Kể từ năm 2018, hàng trăm nghìn người phụ nữ Hàn Quốc đã lên mạng xã hội đăng ảnh họ cắt mái tóc dài và bỏ lớp trang điểm trong phong trào "Escape the Corset" (Từ bỏ áo ngực). "Tôi mô tả nó như một cuộc tổng đình công chống lại loại hình lao động thẩm mỹ mà phụ nữ Hàn Quốc phải làm", Elise Hu, tác giả cuốn sách về ngành làm đẹp trị giá 10 tỉ USD của Hàn Quốc, nhận định. Theo một báo cáo đăng trên một tạp chí học thuật về nghiên cứu giới Đông Á, số lượng người tham gia phong trào "Escape the Corset" là khoảng 300.000 người.

Các nhà nữ quyền trẻ tuổi mà Hu trao đổi để viết cuốn sách này cho biết đã từng chi từ 500 đến 700 USD/tháng cho việc chăm sóc da. Một số người tâm sự họ dành mỗi ngày để chăm chút cho bản thân trước khi sẵn sàng xuất hiện trước công chúng. Giờ đây, khi những người này từ bỏ đồ trang điểm, sản phẩm chăm sóc da và phương pháp điều trị thẩm mỹ, bà Hu chia sẻ với Insider, "họ đã giải phóng rất nhiều thời gian và năng lượng, điều này không thể bỏ qua vì đó là đòn bẩy quan trọng cho sự tự do".

Cha Ji-won, một nhà sáng tạo nội dung làm việc ở một công ty đổi mới đô thị, đã tham gia vào phong trào Escape the Corset và lập cho mình kênh Youtube thu hút hàng chục nghìn người theo dõi. Trong quá khứ, Cha đã tiêu tốn 700 USD (khoảng 16,2 triệu đồng) mỗi tháng cho việc trang điểm nhưng không phải lúc nào cũng đủ. Khi đó, cô chỉ là một công dân hạng 2 nhưng sau khi cởi bỏ lớp trang điểm, mọi người "lắng nghe tôi nhiều hơn mỗi khi tôi cất lời".

Phát thanh viên của đài truyền hình quốc gia Munhwa, Yim Hyun-ju, từng bị chỉ trích thậm tệ khi cô quyết định mang kính để dẫn bản tin buổi sáng vào năm 2018. Cô cho biết dùng kính áp tròng khiến đôi mắt của cô rất mỏi và phải dùng ít nhất 1 chai thuốc nhỏ mắt mỗi ngày. Nhiều khán giả đã than phiền nhưng cũng có không ít phụ nữ đã công khai cám ơn hành động của nữ phát thanh viên. Giờ đây, Yim đã tự tin đeo kính hàng ngày như một thông điệp gửi đến mọi người rằng hãy chú ý đến tin tức mà cô truyền tải chứ đừng tập trung soi xét vẻ ngoài của cô.

Dữ liệu tiêu dùng từ Bộ Kinh tế và Tài chính cho thấy, chi tiêu liên quan đến làm đẹp đã thực sự giảm với phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 20 và họ cũng ít phẫu thuật thẩm mỹ hơn, bà Hu viết.  Để giảm bớt gánh nặng này, chính quyền Seoul cũng đã giảm bớt các quảng cáo phẫu thuật thẩm mỹ tại các ga tàu điện ngầm vào năm 2022, đồng thời lên kế hoạch hạn chế quy định bắt buộc phải thêm ảnh cá nhân vào hồ sơ xin việc.

Xu hướng này ít nhiều cũng gây ra ảnh hưởng đến ngành công nghiệp mỹ phẩm. Đơn cử như một nhãn hiệu mỹ phẩm có tiếng ở Hàn Quốc đã sử dụng một người mẫu tóc ngắn và có tàn nhang để giới thiệu sản phẩm với thông điệp: "Hãy đi ra ngoài, thể hiện những khiếm khuyết và theo đuổi những giá trị của riêng bản thân mình chứ đừng chạy theo người khác".  Đại diện của nhãn hiệu mỹ phẩm, Kim Hong-tae, cho biết lần đầu tiên đã có một mẫu quảng cáo truyền tải thông điệp rằng ngoại hình là không có tiêu chuẩn.

Tại phòng thí nghiệm của AmorePacific, khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ độc đáo như robot pha trộn kem nền theo yêu cầu và công nghệ tiên tiến đề xuất màu son phù hợp nhất.

Nhiều công ty mỹ phẩm đang tận dụng ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) để mang đến những sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng.

Tại phòng thí nghiệm làm đẹp ứng dụng AI mới nhất của AmorePacific, "gã khổng lồ" mỹ phẩm Hàn Quốc, khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ độc đáo: robot pha trộn kem nền theo yêu cầu và công nghệ tiên tiến đề xuất màu son phù hợp nhất.

Với AmorePacific, công ty sử dụng AI để đề xuất 205 loại kem nền hoặc 366 màu son khác nhau, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Xu hướng ứng dụng AI trong ngành công nghiệp mỹ phẩm đang ngày càng phổ biến. Các thương hiệu toàn cầu như L'Oréal S.A. và Sephora thuộc LVMH cũng đang tận dụng AI để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng.

Theo Statista Market Insights, doanh số bán hàng toàn cầu của ngành công nghiệp mỹ phẩm đạt 625,6 tỷ USD vào năm 2023. Con số này tăng đều hằng năm kể từ mức sụt giảm vào năm 2020 trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Các nhà phân tích cho rằng, việc sử dụng AI thay vì tư vấn viên con người có thể đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm và giảm thiểu sai sót.

Công ty phân tích Business Research Company dự đoán thị trường ứng dụng AI trong ngành làm đẹp và mỹ phẩm sẽ tăng hơn gấp đôi từ 3,27 tỷ USD vào năm 2023 lên 8,1 tỷ USD vào năm 2028 nhờ sự phát triển của các dịch vụ như làm đẹp theo yêu cầu, phân tích và chẩn đoán da, và trang điểm./.

SK Group đang nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tập trung vào chuỗi giá trị AI, bao gồm các chip bộ nhớ băng thông cao (HBM), trung tâm dữ liệu AI và các dịch vụ AI như trợ lý AI cá nhân hóa.