BẢN QUYỀN THUỘC VỀ THÁI AN TRAVEL Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc tế số: 01-1947/2022/TCDL-GP LHQT
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ THÁI AN TRAVEL Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc tế số: 01-1947/2022/TCDL-GP LHQT
Bên Trung thường hay gọi Họ + nghề nghiệp hoặc hậu tố vào sau tên người, phần nào thể hiện sự tôn trọng VD: 李老师 – thầy Lý,张经理 – giám đốc Trương,陈医生 – bác sĩ Trần
Thế nhưng Việt Nam thì khác, giả sử đang nói chuyện bình thường mà lại gọi “giám đốc Phương” khéo lại nghe ra mùi gọi đểu.
Bên nước bạn thường không mời đầy đủ mọi người khi dùng bữa như Việt Nam, họ thường không mời, hoặc chỉ mời bao quát 请用/七块吧/吃吧 – mọi người dùng bữa thôi.
Người Trung rất thích ăn DẦU MỠ, và họ gần như KHÔNG ăn rau luộc hay các món luộc bao giờ. Các món xào bên họ sau khi chế biến xong còn phải rưới một lớp dầu lên và đặc biệt không thể thiếu ớt.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam phải nấu xong hẳn rồi mọi người mới cùng nhau dùng bữa. Còn bên Trung Quốc, khi có khách đến nhà, cứ nấu xong một món họ lại cho lên một món và tiếp tục nấu, bởi vị họ muốn cho khách được ăn món khi còn nóng.
Sách Kiến thức văn hóa Trung Quốc
=> Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU:
QTEDU chúc bạn học tiếng Trung vui vẻ và đạt hiệu quả cao!
Tết là dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh những điểm tương tự, cách ăn Tết của người dân hai nước có nhiều điểm độc đáo riêng.
Tết cổ truyền ở Việt Nam và Trung Quốc được tổ chức theo Âm lịch. Đây là dịp lễ quan trọng hàng đầu của 2 quốc gia, vừa mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, chào mừng năm mới, vừa là dịp thờ cúng tổ tiên và bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ. Thời gian nghỉ Tết cũng là cơ hội để gia đình sum vầy và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp.
Tuy nhiên, không chỉ có những ý nghĩa hay phong tục tương đồng, mỗi quốc gia, dân tộc đều có truyền thống đón Tết đặc trưng riêng.
Điểm khác nhau đầu tiên giữa Tết cổ truyền ở Việt Nam và Trung Quốc có thể kể đến là tên gọi. Tết của người Việt Nam được gọi là Tết Nguyên đán, trong khi tên gọi Tết Trung Quốc là Xuân Tiết.
Người Việt Nam thường đón Tết từ lễ cúng tiễn Táo quân ngày 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng. Còn người Trung Quốc có một dịp Tết cổ truyền bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn, kéo dài từ ngày 8 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng.
Điểm đặc trưng nhất trong dịp Tết cổ truyền ở mỗi quốc gia là những phong tục truyền thống được kế thừa từ đời này sang đời khác.
Ở Việt Nam, người dân rộn ràng đón Tết Nguyên đán với nhiều hoạt động dựa trên những tín ngưỡng lâu đời, nhằm cầu mong hạnh phúc, bình an và may mắn. Các phong tục có thể kể đến như: tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời vào 23 tháng Chạp, gói bánh chưng, bánh tét, chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây nêu, xông đất, chúc Tết, hóa vàng, du xuân...
Tại Trung Quốc, các gia đình thường dán thần giữ cửa, câu đối đỏ và đèn lồng đỏ để cầu mong an lành. Họ cũng treo lên cửa hình dán chữ "Phúc" nhưng đảo ngược lại (với ngụ ý "Phúc đáo" nghĩa là "Phúc đến nhà"). Các hoạt động trong Tết khác có thể kể đến như đốt pháo, múa lân, thả hoa đăng...
Ẩm thực ngày Tết của Việt Nam và Trung Quốc bao gồm các món ăn truyền thống khác nhau, thường ngụ ý mong cầu điềm lành cho năm mới. Sự khác nhau trong Tết cổ truyền của 2 quốc gia còn thể hiện rõ rệt ở mặt này.
Tết Nguyên đán ở Việt Nam có những món ăn mang nhiều ý nghĩa về nhân sinh, cuộc sống. Nhìn chung thực đơn mâm cơm ngày Tết có một số sự thay đổi phụ thuộc vào tập quán của người dân từng miền Bắc - Trung - Nam. Trong đó nổi bật là các món ăn đặc trưng như: bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, thịt đông, nem rán, giò thủ, dưa hành, canh khổ qua...
Còn với đất nước Trung Quốc vốn nổi tiếng với một nền ẩm thực đồ sộ, thực đơn ngày Tết ở quốc gia này cũng phong phú và đa dạng.
Bữa ăn đêm giao thừa không thể thiếu mì trường thọ (mong cầu sức khỏe, sống lâu), cá hấp (tượng trưng cho sự dư dả) hay sủi cảo (ngụ ý thịnh vượng)... Đa dạng các loại bánh cũng là nét đặc trưng riêng, với bánh tổ, bánh bao, bánh khoai môn, bánh củ cải... cùng các món truyền thống khác như vịt quay Bắc Kinh, gà Cung Bảo, trà trứng, lợn xào chua ngọt…
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ THÁI AN TRAVEL Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc tế số: 01-1947/2022/TCDL-GP LHQT
Bạn có bao giờ thắc mắc Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì khác? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu xem những điểm khác nhau nhé!
Người dân Trung Quốc không thể sở hữu vĩnh viễn một mảnh đất như Việt Nam. Thông thường, họ chỉ có thể sử dụng mảnh đất đã mua trong mấy chục năm, sau đó nó lại trở về thành tài sản của chính phủ.
Việt Nam dùng cân (kg), chúng ta sẽ tính từng cân một, khác biệt với bên Trung họ thường sử dụng 斤 (0.5kg), cân sẽ là 公斤. Vậy nên khi lướt douyin thấy các tỉ tỉ kêu nặng 90斤 thì đừng vội hoảng hốt nha =)) thực ra họ chỉ nặng có 45kg thôi.
Ở Việt Nam: giảm 20% tức là được bớt 20% Ở Trung Quốc: 打两折 (两折=20%) tức là ta chỉ cần trả 20%