Thông tin đăng nhập không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Học nghề hoàn toàn khác học văn hóa phổ thông. Một lớp học văn hóa phổ thông có sĩ số đông lắm có thể lên tới 60 học sinh một lớp. Nhưng mỗi lớp vẫn có giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn quan tâm sát sao đến việc học, đến sự tiếp thu kiến thức của từng học sinh. Điều này giúp không có học sinh nào bị tụt lại quá xa so với mặt bằng chung.
Nhưng học hết cấp 3, đi học nghề lại là một câu chuyện hoàn toàn khác! Một giảng đường ở bậc Cao đẳng, Đại học có thể lên tới hơn trăm sinh viên. Đặc biệt là với những môn học chung mà ngành nào cũng học như: chính trị, luật đại cương…
Với số lượng hàng trăm sinh viên như vậy, không một giáo viên nào có thể để ý, chỉ bảo sát sao cho từng sinh viên như khi học văn hóa phổ thông được. Thậm chí, các bạn sinh viên có nghỉ học, điểm kém thì giáo viên cũng không quan tâm!
Học nghề lúc các bạn học sinh phải xây dựng cho mình ý chí tự học, tự nghiên cứu mọi vấn đề! Các thầy cô sẽ chỉ giúp đỡ bạn khi bạn hỏi mà thôi!
Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa 2 bậc học đó chính là ý thức tự giác học tập của học sinh! Không xây dựng được tinh thần tự học, các bạn học sinh khi mới học nghề sẽ dễ dàng bị hụt hẫng, cảm thấy chán nản trong việc học và dễ bị đi chệch hướng sang những mục tiêu hoàn toàn sai khác như thực trạng dành quá nhiều thời gian đi làm thêm!
» Có thể bạn quan tâm: Vì sao học sinh không nên bỏ học đi làm sớm?
Hoàn cảnh gia đình và mục đích cá nhân cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn trường của các em học sinh. Điển hình nhất là về học phí! Học phí cao cũng gây cản trở tới quyết định lựa chọn trường của các em học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Học phí các trường Đại học thường cao hơn hẳn so với các trường Trung cấp. Chưa kể các khoản phí khác!
Tiếp theo là thời gian đào tạo. Với các bạn học sinh học hết cấp 3, thời gian đào tạo nếu học Cao đẳng, Đại học sẽ là 4-5 năm. Thời gian dài hơn rất nhiều nếu như học Trung cấp, chỉ 1,5 năm. Sự khác biệt lớn về thời gian đào tạo cũng ảnh hưởng tới quyết định chọn trường!
Có những em học sinh muốn học nhanh, đi làm, tích lũy kinh nghiệm sớm để phần nào gánh vác kinh tế của gia đình. Hoặc đơn giản là vì các em muốn học càng nhanh càng tốt để đi làm! Nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp bây giờ cũng có rất nhiều cơ hội việc làm cho người có bằng Trung cấp, miễn là kỹ năng nghề nghiệp tốt!
Như vậy, với 3 bước trên, hy vọng các em học sinh học hết cấp 3 có thể chọn được cho mình những trường – những con đường học nghề phù hợp với bản thân!
Nếu chưa có cơ hội chuẩn bị cho cuộc sống du học vào lớp 10, lớp 11 là thời điểm vừa vặn nhất. Trong năm này bạn cần tập trung ôn luyện lấy các chứng chỉ tiếng Anh và tiếp tục tham gia hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn tham gia giải đấu bóng rổ hoặc đi làm từ thiện… bởi hoạt động ngoại khóa đóng một phần không nhỏ trong hồ sơ du học của bạn.
Bạn cũng cần duy trì điểm số trong năm lớp 11 bởi từ lớp 10-11, nếu nhận thấy có sự tiến bộ trong hồ sơ học tập của bạn thì sẽ gây ấn tượng tốt với hội đồng tuyển sinh. Tháng 10 bạn nên tìm hiểu dần lịch thi SAT, Toefl/Ielts để đăng ký thi vào tháng 5 – tháng 7 năm sau. Thi sớm sẽ giúp bạn có cơ hội cải thiện điểm số nếu chưa hài lòng với kết quả thi. Đồng thời bạn nên thu hẹp danh sách trường đại học bằng cách tích cực tìm hiểu qua website trường, các cổng thông tin giáo dục, cẩm nang du học hoặc các triển lãm du học. Sau khi thi xong các chứng chỉ tiếng Anh vào tháng 7, bạn có thể bắt đầu viết bài luận cá nhân.
Với danh sách các trường đã liệt kê ở bước 1, các em học sinh học hết cấp 3 hãy tìm hiểu xem từng trường tuyển sinh như thế nào. Thi tuyển hay xét tuyển? Mỗi trường có những hình thức tuyển sinh nào? Đánh dấu những hình thức tuyển sinh mà mình có thể tham gia được!
Những trường tốt thì thường kỳ thi tuyển sinh sẽ có tỉ lệ chọi cao. Các em học sinh học hết cấp 3 cần chủ động tìm hiểu điểm xét tuyển của các trường những năm trước đồng thời tham khảo đề thi tuyển những năm tương ứng để có được sự đánh giá sát nhất về khả năng thi đỗ vào trường dựa trên năng lực của mình!
Tiếp theo, các bạn nên xem điểm xét tuyển vào ngành mình yêu thích của trường đó là bao nhiêu! Mỗi ngành đào tạo sẽ có điểm chuẩn riêng. Và cũng đừng nên quên xem điểm sàn vào trường đó. Một số trường cho phép bạn đổi ngành đào tạo sau khi đủ điểm sàn vào trường. Dĩ nhiên, bạn sẽ học ở một chương trình có mức học phí có thể cao hơn bình thường!
Như vậy điều quan trọng trong bước 2 này là nắm rõ tất cả các phương thức tuyển sinh của từng trường và đánh giá khả năng đỗ vào mỗi trường dựa trên năng lực học tập của bản thân! Hãy thoải mái lựa chọn và mạnh dạn gạch tên những trường quá cao so với mình! Vì đây đều là những trường đào tạo tốt và uy tín nhất ngành đó rồi!
Học hết cấp 3, nếu chọn một nghề mà bản thân không có hứng thú, chọn nghề theo số đông, chọn nghề theo mong muốn, theo lời khuyên của người khác… liệu bạn có hứng thú trong việc học hay không? Liệu khi gặp phải những khó khăn trong quá trình học, bạn có thể vượt qua hay không?
Chưa nói đâu xa, khó khăn đầu tiên mà các bạn học sinh khi học nghề sẽ phải đối diện là ít nhất 1 năm học các môn chung. Đó là Chính trị, là Nguyên lý Mác – Lênin, là Đường lối cách mạng của Đảng, là Toán cao cấp… Nghe thôi đã thấy có chút chán rồi. Học nghề sao lại học những cái này? Vì chương trình học có thì phải học thôi!
Nhưng không hiểu học làm gì sẽ thấy chán. Chán sẽ không muốn học. Chỉ muốn đủ điểm để qua môn thôi. Một hai môn thì không sao. Nhưng tận 1 năm học như vậy thì thực sự nếu không có quyết tâm, không có ý thức tự giác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giai đoạn học sau này – giai đoạn học các môn chuyên ngành!
Nói đơn giản hơn đi, các bạn hãy nhìn những trò chơi trên điện thoại hay máy tính của mình. Các bạn có thích thì mới dành thời gian chơi những trò đó, mới tìm cách làm hết nhiệm vụ này tới nhiệm vụ khác… Còn nếu đã không thích thì chưa cần nói tới việc chơi, chỉ việc tải về máy thôi các bạn cũng đã không làm rồi! Có đúng không?
Niềm đam mê với nghề khi học nghề cũng giống như vậy thôi! Các em học sinh cần tự tìm hiểu và xác định được cho mình ngành nghề mình yêu thích. Muộn nhất là học hết cấp 3 là phải biết được mình thích những nghề nào rồi! Chính những đam mê đó sẽ là động lực giúp các em vượt qua mọi thử thách từ nhỏ đến lớn trong quãng thời học nghề và đi làm sau này!
» Tham khảo: 7 bước chọn nghề phù hợp với bản thân
Chọn được nghề mình yêu thích rồi mới chọn trường!
Có thể các bạn thích nhiều nghề. Không sao cả! Điều đó rất tốt! Điều quan trọng là đó là nghề bạn muốn học mà thôi!
Việc học nghề sẽ đi suốt theo mỗi người suốt cuộc đời. Không cứ phải là ngồi trên ghế nhà trường mới là học, khi đi làm bạn sẽ học được rất nhiều thứ mà không được dạy ở trường. Đó là những kỹ năng sống, những mẹo giải quyết công việc mà bạn phải học hỏi từ người đi trước hoặc tự đúc kết kinh nghiệm bản thân.
Tuy nhiên, trước khi đi làm, ai cũng sẽ trải qua quãng thời gian học tập ở một trường nào đó. Các bạn học sinh học hết cấp 3 nên hiểu đúng về học nghề. Học Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp thì cũng đều là học nghề! Những hướng đi khác nhau nhưng có chung một đích đến là đào tạo nghề cho sinh viên sau khi ra trường!
Nhưng 3 hướng đi trên thì lại có rất nhiều trường Đại học, nhiều trường Cao đẳng và nhiều trường Trung cấp! Mỗi một trường mới là một con đường học nghề sau khi học hết cấp 3. Vậy là có rất rất rất nhiều con đường ở trước mặt bạn!
Thế… Chọn con đường học nghề nào bây giờ?
Bất kể nghề nghiệp nào bạn chọn, bất kể trường nào bạn chọn, thì mục đích duy nhất của bạn là đi làm, tạo ra giá trị trong công việc và hưởng thành quả công việc của mình trong tương lai!
Hãy quay trở lại ví dụ về trò chơi mà bạn có trên điện thoại hay máy tính. Chọn trò chơi mình thích giống như chọn nghề. Nhưng bạn sẽ cần một chiếc điện thoại, một chiếc máy tính tốt để chơi trò chơi đó mượt mà nhất, hình ảnh đẹp nhất, đúng không?
Và chọn trường đào tạo nghề mình thích cũng giống như chọn một chiếc điện thoại, một chiếc máy tính phù hợp với trò chơi đó vậy!
Nếu bạn tìm hiểu một chút thôi thì bạn sẽ thấy phần lớn các trường dù ở hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp thì cũng đều có các ngành đào tạo giống nhau! Có những trường mà ngành đào tạo giống hệt nhau. Nhưng cũng có trường có thêm ngành đào tạo riêng!