Một Số Ngành Kinh Tế Việt Nam

Một Số Ngành Kinh Tế Việt Nam

Nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa đang đứng trước nhiều thách thức mới khi các diễn đàn đa phương có sự tham gia của một số siêu cường kinh tế (như WTO, Liên hợp quốc, APEC, G20, G7, v.v.) bộc lộ không ít bất đồng và gặp khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung; vai trò của các thể chế đa phương và luật lệ, quy định thương mại quốc tế phổ cập (đặc biệt là WTO) có phần suy giảm trong khi xuất hiện các sáng kiến, định chế kinh tế - tài chính mới (như Sáng kiến Vành đai và Con đường, AIIB, v.v.). Bản thân WTO vẫn chưa xử lý được những vấn đề quan trọng liên quan đến thương mại như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, hay những mất cân đối thương mại toàn cầu. Liên kết kinh tế khu vực, tiểu vùng và song phương có xu hướng được đẩy mạnh hơn so với liên kết kinh tế toàn cầu và liên khu vực.

Nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa đang đứng trước nhiều thách thức mới khi các diễn đàn đa phương có sự tham gia của một số siêu cường kinh tế (như WTO, Liên hợp quốc, APEC, G20, G7, v.v.) bộc lộ không ít bất đồng và gặp khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung; vai trò của các thể chế đa phương và luật lệ, quy định thương mại quốc tế phổ cập (đặc biệt là WTO) có phần suy giảm trong khi xuất hiện các sáng kiến, định chế kinh tế - tài chính mới (như Sáng kiến Vành đai và Con đường, AIIB, v.v.). Bản thân WTO vẫn chưa xử lý được những vấn đề quan trọng liên quan đến thương mại như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, hay những mất cân đối thương mại toàn cầu. Liên kết kinh tế khu vực, tiểu vùng và song phương có xu hướng được đẩy mạnh hơn so với liên kết kinh tế toàn cầu và liên khu vực.

BỨC TRANH KINH TẾ SỐ BƯỚC ĐẦU ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Với Chiến lược quốc gia kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 - định hướng đến năm 2030 được ban hành năm 2022, theo ông Tuấn, bức tranh kinh tế số Việt Nam đã hiện hữu được hơn hai năm. Một số nét phác thảo có thể kể ra như: quy mô kinh tế số Việt Nam được đóng góp chủ yếu từ sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, chiếm tới 60% quy mô kinh tế số; doanh thu ngành công nghiệp công nghệ thông tin năm 2023 đạt 138,5 tỷ USD với số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt hơn 45.500 doanh nghiệp, doanh thu ngành công nghệ thông tin ở nước ngoài đạt 7,5 tỷ USD với hơn 1.400 doanh nghiệp…

Giá trị đóng góp kinh tế số vào các ngành lĩnh vực mới chỉ đạt 40% quy mô kinh tế số, trong đó đóng góp chủ yếu cho kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực là những ngành, dịch vụ như thương mại điện tử, nội dung số, tài chính ngân hàng. Ở các nước phát triển, bình quân quy mô kinh tế số công nghệ thông tin tăng trưởng chỉ 7-8%/năm; ở Việt Nam cũng chỉ đạt được 10%/năm. Vụ trưởng Trần Minh Tuấn cho rằng để đạt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số Việt Nam đến năm 2030 đạt 30% GDP thì tốc độ tăng trưởng quy mô kinh tế số buộc phải đạt cỡ 20%/năm. Không gian phát triển kinh tế số lúc này chính là kinh tế số ngành, lĩnh vực.

Theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2020 kinh tế số của Việt Nam đóng góp 12% GDP. Nhưng đến năm 2023, kinh tế số đã đóng góp 16,5% GDP và với tốc độ tăng trưởng trên 20% một năm.

Bà Đào Phương Lan, Giám đốc Đầu tư thị trường Đông Nam Á, Trưởng Văn phòng Đại diện Temasek Hà Nội, Công ty Temasek International Pte, cho biết những năm gần đây, nền kinh tế số của Đông Nam Á đã phát triển mạnh mẽ, trong đó đặc biệt là Việt Nam khi hai năm liên tiếp 2022 và 2023 duy trì vị trí là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Theo nghiên cứu của Temasek International Pte, 5 ngành hàng chính có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kinh tế số gồm: thương mại điện tử; vận tải và thực phẩm; du lịch trực tuyến; truyền thông trực tuyến; và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số.

Theo bà Lan, xu hướng chuyển đổi dịch vụ tài chính từ offline sang online vốn được xem là không thể đảo ngược sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh toán số ở Việt Nam cũng thuộc diện tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với mức tăng trưởng khoảng 19% từ năm 2022 đến năm 2023 và dự kiến tiếp tục tăng trưởng ổn định khoảng 13% trong giai đoạn 2023 - 2025.

Ông Trần Minh Tuấn cho biết để ngành kinh tế số giữ vai trò chủ lực, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo năm 2024 phải tập trung phát triển toàn diện vào 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; số hóa các ngành kinh tế; quản trị số và dữ liệu số. Dữ liệu phải được coi là yếu tố sản xuất, đầu vào cho mọi hoạt động kinh tế, công nghiệp công nghệ thông tin cần thúc đẩy phát triển để làm lực lượng sản xuất mới thúc đẩy số hóa các ngành kinh tế. Quản trị số là quản trị quốc gia, sử dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, từ giám sát, quyết định dựa trên dữ liệu, hay như việc thực thi trợ lý ảo cho cán bộ công chức để quản trị số.

NHỮNG BẤT CẬP VÀ CÁCH TIẾP CẬN MỚI

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, kinh tế số Việt Nam vẫn còn những bất cập và thách thức.

Thứ nhất, chuyển đổi số toàn dân toàn diện nhưng cũng cần phải đột phá, do vậy rất cần những dự án, đề án đột phá dẫn dắt và khơi thông tạo động lực cho phát triển kinh tế số. Nhưng trong thực tế vẫn đang còn thiếu những dự án, đề án kiểu này.

Thứ hai, việc kết nối chia sẻ mở dữ liệu còn hạn chế, chưa thực tiễn chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Không có dữ liệu thì sẽ không có chuyển đổi số, không có quản trị số...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 23-2024 phát hành ngày 03/6/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Ngày 30/5 vừa qua, Phòng kết nối doanh nghiệp - Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Chuyển giao công nghệ (TTC) phối hợp cùng Bộ môn Kinh tế học tổ chức chuyến đi thực tế tại doanh nghiệp dành cho sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế trường Đại học Thăng Long.

Các em sinh viên đã được trải nghiệm tham quan nhà máy và dây chuyền sản xuất với quy mô hiện đại và hiểu được vai trò của các ngành công nghiệp phụ trợ với nền kinh tế quốc gia, quy trình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài tại Công ty TNHH Bình Minh TMC. Trong ngày, đoàn cũng đã ghé thăm Công ty TNHH GK Logistics Việt Nam. Tại đây, các thầy cô và sinh viên cùng nhau giao lưu, chia sẻ những kiến thức, câu chuyện thực tế trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistic trên phạm vi toàn cầu.

Chuyến đi thực tế đã giúp sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế có cơ hội tìm hiểu và bổ trợ cho kiến thức chuyên ngành như: đặc điểm và sự khác biệt giữa các công ty sản xuất và công ty cung cấp dịch vụ có yếu tố nước ngoài; văn hóa doanh nghiệp của công ty Việt Nam và công ty nước ngoài tại Việt Nam. Hy vọng rằng sau chuyến đi này các em sinh viên sẽ vận dụng được những trải nghiệm thực tiễn vào bài học của mình, tích thêm vốn hiểu biết cho công việc tương lai.

#ThangLongUniversity #TTC #Officetour #Kinhtequocte