Ngôn Ngữ Hàn Uef

Ngôn Ngữ Hàn Uef

Từ mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt giữa Việt Nam - Hàn Quốc, nhu cầu nhân lực tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cho các hoạt động kinh tế, văn hóa ngày một tăng cao. Sức hút của Ngôn ngữ Hàn Quốc vì thế ngày một lớn. Vậy ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc gồm những chuyên ngành nào? Nên theo học chuyên ngành gì để phù hợp với định hướng công việc tương lai? Những thông tin dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Từ mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt giữa Việt Nam - Hàn Quốc, nhu cầu nhân lực tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cho các hoạt động kinh tế, văn hóa ngày một tăng cao. Sức hút của Ngôn ngữ Hàn Quốc vì thế ngày một lớn. Vậy ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc gồm những chuyên ngành nào? Nên theo học chuyên ngành gì để phù hợp với định hướng công việc tương lai? Những thông tin dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc gồm những chuyên ngành nào?

Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành học trang bị cho người học các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về ngôn ngữ - văn hoá Hàn Quốc, đặc biệt là sử dụng thành thạo bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Hàn. Bên cạnh đó, ngành học này còn trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, thương mại, ngân hàng, du lịch, quan hệ quốc tế,... và các kỹ năng về ngôn ngữ, biên phiên dịch để bạn có thể làm việc tốt trong môi trường sử dụng tiếng Hàn.  Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,…

Đa phần thí sinh khi chọn ngành đều chưa rõ học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc gồm những chuyên ngành nào?

Tuỳ vào mục tiêu đào tạo của mỗi trường, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có thể chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như:

- Biên phiên dịch tiếng Hàn - Văn hóa du lịch Hàn Quốc - Kinh tế - Thương mại - Giảng dạy tiếng Hàn

Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc làm việc ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại: - Các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức của Hàn Quốc - Công ty có vốn 100% Hàn Quốc hoặc liên doanh với Hàn Quốc - Làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng và khách sạn Hàn Quốc - Trường Đại học, Cao đẳng và Trung học Bên cạnh việc tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ra trường làm gì ? làm việc ở đâu ? Bạn cần nắm rõ thông tin những trường uy tín và chất lượng đào tạo ngành này để có sự chọn lựa đúng đắn cho tương lai. Đối với ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, thí sinh có thể tìm hiểu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM, Đại học Sư phạm TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF)… Tại UEF, không những được trang bị các kiến thức về văn hóa, kinh tế, địa lý và con người Hàn Quốc, sinh viên còn được tăng cường đào tạo kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp và mở rộng mối quan hệ, cơ hội tiếp cận với môi trường doanh nghiệp thực tế qua những buổi kiến tập, thực tập. Ngoài ra, UEF thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề, định hướng nghề nghiệp hay những dự án kinh doanh sẽ giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai. Từ những thông tin đã trình bày, câu hỏi học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ra trường làm gì? đã có được đáp án rõ ràng, giúp thí sinh hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm trong tương lai đồng thời đó cũng là cơ sở vững chắc để các bạn thí sinh cân nhắc và chọn lựa đúng đắn địa chỉ phù hợp để thực hiện giấc mơ đại học của mình.

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của UEF có khác gì so với ngành Hàn Quốc Học?

Mặc dù đều là những ngành học liên quan đến ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, văn hóa, con người của xứ sở Kim Chi – Hàn Quốc nhưng mỗi ngành học lại có hướng chuyên sâu khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn và các vị trí công việc khác nhau sau khi ra trường. Cụ thể: Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành học nghiên cứu về các phương pháp học tập tiếng Hàn, liên quan đến lý thuyết và thực hành tiếng như: nghe, nói, đọc, viết, biên phiên dịch, cách thuyết minh, thuyết trình bằng tiếng Hàn. Song song đó, là các môn học liên quan đến văn hóa, đất nước, con người Hàn Quốc, các kiến thức liên quan đến nền kinh tế toàn cầu để đóng vai trò kết nối các nền văn hóa với nhau. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như giảng dạy tiếng Hàn tại các trung tâm ngoại ngữ, các trường đại học, cao đẳng, biên phiên dịch tại các tòa soạn báo chí, đài phát thanh, truyền hình, các công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc,...  Còn ngành Hàn Quốc Học là ngành học chuyên sâu về đất nước Hàn Quốc, bao gồm văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, con người, ngôn ngữ,... Như vậy, ngành Hàn Quốc học là một ngành rộng và bao hàm cả tiếng Hàn trong đó.  Sinh viên tốt nghiệp ngành Hàn Quốc học có thể làm việc trong các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện nước ngoài, các viện nghiên cứu khoa học xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh, truyền hình, các doanh nghiệp, công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn,…

Các bạn thí sinh tìm hiểu “ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của UEF có khác gì so với ngành Hàn Quốc học?”

Điểm nổi bật khi theo học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại UEF là bên cạnh chuyên môn Hàn ngữ, các bạn còn được phát triển khả năng tiếng Anh với các cấp độ đào tạo ngôn ngữ thứ 2. Ngoài ra, sinh viên còn được tăng cường đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… đồng thời, luôn được tạo điều kiện tham gia các buổi hội thảo, giao lưu quốc tế, học kỳ quốc tế để nâng cao kiến thức chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa,…

Những trường nào có đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc hoặc ngành Hàn Quốc Học?

Hiện nay có khá nhiều trường đại học có đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc hoặc ngành Hàn Quốc Học với các phương thức xét tuyển và tổ hợp môn xét tuyển khác nhau, chẳng hạn như: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM xét tuyển ngành Hàn Quốc Học với 2 tổ hợp môn là Toán – Văn - Anh và Văn - Sử - Anh theo phương thức kỳ thi THPT Quốc gia. Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM xét tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc theo 3 tổ hợp môn là Toán - Văn - Anh; Văn - Khoa học xã hội - Anh và Toán - Khoa học xã hội - Anh theo phương thức kỳ thi THPT Quốc gia. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) xét tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc theo 4 tổ hợp môn: Toán – Lý – Anh; Văn - Sử - Anh; Toán – Văn – Anh và Văn - Địa – Anh dựa trên kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn. Ngoài hai phương thức trên, năm nay UEF còn có thêm 2 phương thức khác nữa là xét tuyển dựa trên kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM và xét tuyển học bạ theo điểm trung bình 5 học kỳ. Với những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã tìm ra lời giải cho câu hỏi “ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của UEF có khác gì so với ngành Hàn Quốc Học?”. Đây cũng chính là cơ sở để các bạn định hướng lựa chọn nghề nghiệp và môi trường học tập phù hợp trong tương lai.

Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ra trường làm gì?

Với làn sóng đầu tư kinh tế, lan tỏa văn hóa của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm gần đây, các bạn trẻ có xu hướng trang bị cho mình thêm một ngoại ngữ nữa, để bảo đảm tốt nhất cho tương lai. Theo thống kê, Hàn Quốc chiếm vị trí dẫn đầu trong 32 nước có đầu tư vào Việt Nam. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Hàn ngày một tăng cao, mở rộng cánh cửa nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.

Có rất nhiều công việc hấp dẫn dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn

Tùy mỗi chuyên ngành đào tạo, sinh viên tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí như sau: - Giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm ngoại ngữ. - Biên, phiên dịch cho các sự kiện, hội thảo, giao lưu quốc tế; biên dịch các tài liệu, văn bản, thư từ thương mại, sách báo. - Thông thạo tiếng Hàn, đam mê du lịch, am hiểu kiến thức văn hóa và danh lam thắng cảnh Việt Nam, hướng dẫn viên du lịch là một nghề tương đối phù hợp vì hằng năm lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam không phải là con số nhỏ. - Bên cạnh yếu tố tiếng Anh thì tiếng Hàn cũng là một lợi thế cho những bạn có mơ ước làm việc trên những chuyến bay, không ngại di chuyển và mong muốn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho hành khách trên mỗi chặng bay. Ngoài ra bạn cũng có thể làm trợ lý, thư ký văn phòng, nhân viên ở các lĩnh vực: kinh doanh, hợp tác quốc tế, xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng, truyền thông, cơ quan ngoại giao, thương mại, du lịch…