Download nowDownloaded 276 times
Download nowDownloaded 276 times
Là rủi ro của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ của nhà cung cấp, ngân hàng hay các khoản nợ phát sinh khác. Rủi ro thanh khoản ở đây xét đến khả năng trả nợ cả ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Thanh khoản trong tài sản chính là việc sẵn sàng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản.
Các doanh nghiệp thường sẽ gặp tình trạng doanh thu nhiều nhưng dòng tiền thu vào không nhiều tương ứng dẫn đến việc xoay vòng vốn cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo gặp khó khăn. Và rủi ro thanh khoản tăng cao khi công ty đột nhiên thấy mình không đủ tiền mặt để chi trả các chi phí cần thiết cơ bản để phục vụ cho hoạt động công ty, hay các khoản nợ ngắn hạn, hoặc các khoản nợ dài hạn nhưng đến hạn phải trả. Đây chính là lý do tại sao quản lý dòng tiền rất quan trọng đối với chủ doanh nghiệp. Và doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối khi không có đủ một lượng tiền mặt hay các tài sản có khả năng thanh khoản cao phục vụ những nhu cầu ngắn hạn, mặc dù doanh thu được ghi nhận là rất cao.
Lúc này doanh nghiệp phải cơ cấu lại danh mục tài sản nợ và tài sản có, phát hành thêm giấy tờ có giá để huy động vốn, điều chỉnh cơ cấu cho vay, doanh nghiệp đừng quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, mà nên xem xét lại ngân sách, điều chỉnh doanh thu và chi phí (ví dụ như gia tăng bán hàng, thúc đẩy thu hồi các khoản nợ hay tìm kiếm tổ chức tài chính khác) để bù đắp cho khoản thiếu hụt.…
Để phòng tránh đầu tư vào các doanh nghiệp có sức khỏe tài chính yếu kém và có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Nhà đầu tư có thể thông qua những số liệu các báo cáo tài chính để đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản.
Các tỷ số tài chính thường được sử dụng để đánh giá về rủi ro thanh khoản, có ba phần chủ yếu:
- Thu nhập trước thuế và lãi, là chỉ số cho thấy khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Chỉ số này thay đổi tùy theo ngành nghề, nếu doanh nghiệp nào có tỷ số này thấp hơn trung bình ngành cần xem xét lại tình hình tài chính vì có thể đây là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém có thể dẫn đến thu nhập giảm đáng kể, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như trách nhiệm đối với các khoản nợ. Đối với các tổ chức hay công ty có chi phí lớn nhưng là chi phí không bằng tiền ví dụ như chi phí khấu hao, các khoản mục hoãn lại… thì chỉ số thu nhập trước thuế, lãi và khấu hao áp dụng sẽ phù hợp hơn.
Tham khảo về các chỉ số tài chính tại Vietcap Trading
Dưới đây là báo cáo về lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Vinamilk (EBIT) trong hai năm 2015 và 2016. Chỉ số EBIT của công ty lớn hơn rất nhiều so với phần nghĩa vụ thuế và chi phí lãi, cho thấy công ty hoạt động hiệu quả, khả năng thanh toán các khoản phải trả rất tốt.
- Tỷ số nợ trên dòng tiền gộp (lợi nhuận từ hoạt động cộng với khấu hao và các khoản mục hoãn lại) cho chúng ta biết được khả năng tài chính của doanh nghiệp: với dòng tiền này sẽ mất bao nhiêu năm thì thanh toán hết các khoản nợ (giả định rằng không có nợ mới phát sinh hay gia tăng thêm vốn).
- Dòng tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản chi trả cổ tức và cổ đông rút vốn.
Cần lưu ý rằng các tỷ lệ tài chính về thanh khoản không phải là công cụ tiên quyết để ra các quyết định về quản lý thanh khoản. Chúng ta cần cân nhắc kỹ khi sử dụng các tỷ lệ này vì bản chất các tỷ lệ tài chính chỉ phản ánh khả năng thanh khoản hiện thời dựa trên các số liệu quá khứ chứ không đưa ra được kết quả của hoạt động tương lai. Các tỷ lệ chúng ta thường dùng để đánh giá tính thanh khoản bao gồm:
- Tỷ lệ thanh toán nhanh hay hệ số acid, thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền.
- Tỷ lệ thanh toán hiện hành, được tính bằng cách lấy trên sổ sách kế toán tổng giá trị của tài sản hiện hành chia cho tổng giá trị các khoản nợ hiện hành. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 cho thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp tốt, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có thể đang thiếu hụt nguồn tiền.
- Tỷ lệ số dư chưa rút vốn của hạn mức tín dụng trên tổng số nợ hiện hành cho biết khả năng dự trữ phòng vệ trong những trường hợp cần sử dụng tiền ngoài dự kiến.
Khi sử dụng các tỷ lệ này, chúng ta cần cân nhắc đến giá trị của cổ phiếu và nợ, ví dụ như một doanh nghiệp có số lượng lớn cổ phiếu chưa sử dụng hay các khoản nợ chưa thu hồi được, những khoản này có thể được đưa vào tính toán tỷ lệ để phản ánh đúng khả năng thanh khoản.
Bảng thống kê sau đây cho thấy tình hình thanh khoản của công ty Vinamilk tốt và ở mức an toàn: giá trị tài sản thanh khoản hầu như gấp đôi các khoản nợ phải trả và khi so sánh với chỉ số ngành ta thấy các chỉ số của Vinamilk đang ở mức trung bình của toàn ngành.
- Một doanh nghiệp càng vay nhiều nợ thì càng dễ gặp khó khăn khi có bất kỳ sự sụt giảm dòng tiền nào, điều này càng nghiêm trọng hơn khi có nhiều khoản nợ đến hạn thanh toán vào cùng một thời điểm.
- Như vậy, câu hỏi đặt ra là tỷ số nợ (tổng nợ trên vốn) bao nhiêu là thích hợp? Câu trả lời là tùy vào loại hình kinh doanh và đặc điểm của hoạt động sản xuất. Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nợ trên vốn dưới 30% có thể được cho là an toàn, trong trường hợp tỷ lệ này vượt quá 60%, có thể tiềm ẩn rủi ro thanh khoản khi dòng tiền đột ngột sụt giảm (ngoại trừ các ngân hàng hay tổ chức tài chính là những doanh nghiệp đặc thù có tỷ lệ nợ cao). Dòng tiền ổn định hay doanh thu đều đặn là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp cân nhắc tỷ lệ nợ phù hợp cho mình.
Sau đây là số liệu thực tế thống kê trong hai năm 2015 và 2016 của Vinamilk. Theo báo cáo này, công ty duy trì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức an toàn khoảng 31%, đây là một trong những yếu tố giúp Vinamilk đảm bảo được khả năng thanh khoản cao cũng như xây dựng được dòng tiền bền vững.
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc quản lý rủi ro thanh khoản luôn không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và ngân hàng mà còn lại mối quan tâm và theo dõi sát sao của các nhà đầu tư, càng quan trọng trong những giai đoạn hoạt động kinh doanh, đầu tư gặp khó khăn do tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi. Mong rằng, những thông tin mà Vietcap mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!
Đối với chứng khoán, rủi ro thanh khoản xảy thường là rủi ro thanh khoản thị trường, còn được gọi là rủi ro thanh khoản tài sản.
Tính thanh khoản của thị trường cao, điều đó có nghĩa tài sản có nguồn cung và nhu cầu cao, luôn có người muốn bán và mua tài sản đó. Nếu có người bán tài sản nhưng không có người mua, tức là tài sản đó không thể thanh khoản được hoặc tính thanh khoản rất thấp. Vì vậy, tính thanh khoản và tính kém thanh khoản phụ thuộc vào thị trường. Trong trường hợp khó tìm người mua, tài sản sẽ phải hạ giá thấp hơn để tăng tính thanh khoản hơn. Nếu khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Điều này gọi là “rủi ro thanh khoản” trong đầu tư chứng khoán.
Để cẩn trọng hơn trong đầu tư, nhà đầu tư phải nắm rõ tính thanh khoản của từng tài sản, chứng khoán cụ thể và các rủi ro thanh khoản đi kèm.
Đặc biệt trong bối cảnh nhiều trái phiếu doanh nghiệp đang có rủi ro về thanh khoản. Có thể thấy, một số ngân hàng thương mại cùng các nhà đầu tư đã thiếu thận trọng trong đánh giá rủi ro các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Tình trạng “tiền rẻ” trong năm 2020 - 2021 và mức giá bất động sản lên quá cao đã dẫn đến sự dễ dãi trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sau đó các kênh vốn đột ngột bị thắt chặt khiến doanh nghiệp, ngân hàng và nhà đầu tư không kịp tính toán rủi ro để có các phương án ứng phó phù hợp.