Tết Nguyên Đán là dịp mà bao lì xì trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam, mang ý nghĩa may mắn và lời chúc tốt lành. Vì vậy, nhu cầu mua bao lì xì tăng cao, đặc biệt là trong thời điểm cận Tết. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về giá bán bao lì xì trên thị trường, bao gồm cả giá bán lẻ và giá sỉ. Điều này sẽ hữu ích cho những ai muốn chọn mua bao lì xì cho gia đình, bạn bè hoặc có nhu cầu kinh doanh sản phẩm này trong dịp Tết.
Tết Nguyên Đán là dịp mà bao lì xì trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam, mang ý nghĩa may mắn và lời chúc tốt lành. Vì vậy, nhu cầu mua bao lì xì tăng cao, đặc biệt là trong thời điểm cận Tết. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về giá bán bao lì xì trên thị trường, bao gồm cả giá bán lẻ và giá sỉ. Điều này sẽ hữu ích cho những ai muốn chọn mua bao lì xì cho gia đình, bạn bè hoặc có nhu cầu kinh doanh sản phẩm này trong dịp Tết.
Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về sự khác biệt giữa giá bán lẻ và giá sỉ bao lì xì, dưới đây là bảng so sánh trực quan cho cùng một loại bao lì xì có chất liệu giấy mỹ thuật, in nổi, kích thước chuẩn:
Giá bán lẻ bao lì xì là mức giá mà người tiêu dùng phải trả khi mua lẻ với số lượng nhỏ, thường từ một vài chiếc cho đến một bộ nhỏ. Đây là lựa chọn phù hợp cho những ai chỉ cần sử dụng bao lì xì với số lượng hạn chế, đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc gia đình trong các dịp lễ Tết.
Ví dụ về giá bán lẻ bao lì xì trên thị trường: Hiện nay, giá bán lẻ bao lì xì trên thị trường dao động từ khoảng 5.000 – 20.000 đồng/chiếc tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng và họa tiết in. Nếu mua theo bộ nhỏ từ 5 – 10 chiếc, giá có thể giảm đôi chút so với mua lẻ từng chiếc.
Giá sỉ bao lì xì là mức giá được áp dụng cho các đại lý, cửa hàng hoặc người mua với số lượng lớn, thường dành cho mục đích kinh doanh hoặc sử dụng cho các sự kiện lớn. Mua sỉ bao lì xì mang lại lợi thế đáng kể về chi phí, đặc biệt khi so sánh với giá bán lẻ.
Trên thị trường hiện nay, giá sỉ bao lì xì có thể dao động từ 500 – 2.000 đồng/chiếc, tùy thuộc vào số lượng đặt hàng và chất liệu in ấn. Khi đặt mua từ 1.000 chiếc trở lên, nhiều nhà cung cấp sẽ áp dụng mức giá thấp hơn kèm theo ưu đãi về vận chuyển.
Khoảng gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán Giáp Thìn, bên cạnh việc chạy đua với thời gian để hoàn thành công việc cuối năm thì thời tiết Tết cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là người dân ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bởi trong 10 năm gần đây, thời tiết Tết ở khu vực này thường có nắng ấm, thậm chí là nóng.
Thời tiết Tết các năm Thìn ở Hà Nội đều rét tê tái
Trong 60 năm qua, miền Bắc đã trải qua 5 Tết con Rồng trong thời tiết giá rét. Tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất Tết Giáp Thìn năm 1964 là 11,4 độ; Tết Bính Thìn năm 1976 là 11,2 độ; Tết Mậu Thìn năm 1988 là 7,1 độ (đây là mức nhiệt thấp nhất vào tháng 2 kể từ năm 1977 tính tới thời điểm đó); Tết Canh Thìn năm 2000 là 11,5 độ; Tết Nhâm Thìn 2012 gần đây nhất là 9 độ.
Thời gian rét trong các Tết năm Thìn còn có 1 đặc điểm chung nữa đó là đều rét từ 29 Tết đến mùng 5 Tết. Thậm chí năm 1988 và năm 2012 còn xuất hiện rét đậm, rét hại liên tục.
Các nhà khoa học không đánh giá đây là quy luật khí hậu, nhưng sự trùng hợp 1 cách kỳ lạ trong 60 năm qua cũng khiến nhiều người dự đoán là Tết năm nay cũng sẽ không tránh được thời tiết giá rét.
Dự báo Tết Giáp Thìn 2024: Miền Bắc lạnh vừa phải
GS.TS. Phan Văn Tân, Khoa Khí tượng Thủy Văn và Hải Dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trong giai đoạn Tết, thời tiết miền Bắc không quá rét, nhưng cũng không ấm nóng như một số năm bất thường gần đây. Nhiệt độ dao động quanh mức 20 -22 độ. Đêm và sáng có thể có mưa nhỏ, mưa phùn, còn ban ngày ít khả năng xảy ra mưa.
Ông cho biết thêm, ngày 20-21/1 miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh rất mạnh gây rét đậm, rét hại nhiều nơi. Đây có thể là đợt mạnh nhất trong mùa đông năm nay. Sau đợt này, không khí lạnh yếu dần, nhưng miền Bắc vẫn rét cho đến khoảng gần Tết.
Còn theo các chuyên gia dự báo khí hậu của Công ty Cổ phần Giải pháp Thời tiết Weatherplus, tuần từ 5-12/2 tức là từ 26 đến mùng 3 Tết, miền Bắc sẽ chuyển rét vào sáng sớm và đêm, nhiệt độ thấp nhất ở khu vực đồng bằng phổ biến từ 17-20 độ, các tỉnh vùng núi từ 14-17 độ, vùng núi cao dưới 14 độ. Trưa chiều hửng nắng ấm, đêm và sáng sớm có khoảng 1-3 ngày trời mưa do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch đông.
Tóm lại, việc hiểu rõ sự khác biệt giữa giá bán lẻ và giá sỉ bao lì xì giúp bạn có cái nhìn tổng quan về giá bán bao lì xì tết cả và lựa chọn hình thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn chỉ cần số lượng nhỏ để sử dụng cá nhân, mua lẻ sẽ mang lại sự linh hoạt về mẫu mã. Ngược lại, nếu bạn kinh doanh hoặc cần số lượng lớn, mua sỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Để có được trải nghiệm mua sắm tốt nhất, hãy cân nhắc những lời khuyên sau: nên mua bao lì xì sớm để tránh giá tăng vào các dịp cao điểm, đồng thời nên so sánh giá ở nhiều nơi để tìm được mức giá tốt nhất. Nếu có nhu cầu mua số lượng lớn, hãy tìm đến các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo nhận được sản phẩm chất lượng và hưởng các ưu đãi chiết khấu tốt.
Bài viết xem thêm: Địa chỉ mua phong bao lì xì Tết giá rẻ, Mẫu đẹp ở TPHCM
Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2024, các điểm du lịch tại Cần Thơ càng rộn ràng với không gian Tết xưa được chăm chút để du khách chụp ảnh check-in, tìm hiểu văn hóa Tết đậm chất miền Tây Nam Bộ.
Không gian tết xưa thu hút du khách tham quan và chụp ảnh tại Căn nhà màu tím. Ảnh: Kiều Mai
Căn nhà màu tím (99 đường Chí Sinh, phường Tân Phú, quận Cái Răng) đang là điểm đến thu hút nhiều khách trong những ngày cận Tết. Nơi đây có không gian đầy hoài niệm về Nam Bộ xưa. Ðó là nhà tranh đơn sơ nép mình bên bờ ao, sàn nước, cầu khỉ, vó sông; phía trước là những ụ rơm, nồi bánh tét, hoa mai rực sắc… Bên trong có tủ thờ, chái bếp với các vật dụng đậm chất “ngày xưa”. Bà Huỳnh Thị Hồng Sen, chủ Căn nhà màu tím, cho biết: “Với chủ đề Tết hướng về nguồn cội, chúng tôi trang trí các tiểu cảnh đậm chất văn hóa Việt, đi tìm từng giấy dán, vật dụng của những thập niên trước để tái hiện không gian ký ức Tết xưa của người Việt. Trong đó, điểm nhấn lần này là trang trí bánh tét với những sợi dây tím với mong muốn quảng bá đòn bánh tét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ”.
Ðể chuẩn bị chu đáo đón du khách dịp Tết, Căn nhà màu tím được chăm chút tỉ mỉ từ vật dụng cho đến không gian. Bà Dương Thị Mỹ Toàn, du khách đến từ Bến Tre, nói: “Tranh thủ những ngày cận Tết, tôi và nhóm bạn đến đây tham quan. Khung cảnh ở đây rất là đẹp, ngập tràn sắc tím và hương vị Tết. Chúng tôi đã có những bức ảnh thật tuyệt vời”. Hiện nay, lượng khách đến Căn nhà màu tím bình quân vài trăm khách mỗi ngày, đông nhất là cuối tuần từ 1.000-2.000 khách. Dạo một vòng quanh nơi đây dễ bắt gặp nhiều nhóm du khách thướt tha trong áo dài, áo bà ba tím mang guốc mộc chụp hình rất duyên dáng. Không chỉ giới trẻ mà còn nhiều nhóm bạn tuổi trung niên, gia đình 3-4 thế hệ cùng nhau cũng lựa chọn nơi đây làm điểm tụ họp, chụp ảnh. Bà Huỳnh Thị Út, đến từ Chợ Lách, Bến Tre, nói: “Tôi với nhóm bạn qua đây từ sớm. Ở đây góc nào cũng đẹp, sắc tím phủ khắp xung quanh, khiến nhóm chúng tôi rất thích vì đều rất yêu màu tím. Chúng tôi chuẩn bị sẵn áo dài, nón lá đều đồng bộ để chụp những bức ảnh lưu giữ kỷ niệm cùng nhau”.
Vào những ngày này, du khách đến cồn Sơn cũng có thể trải nghiệm không gian Tết xưa với hành trình Ký ức Tết xưa. Ðây là chương trình tái hiện là những hoạt động thường có mỗi khi Tết đến xuân về ở làng quê miền Tây Nam Bộ. Ðiểm đặc biệt là du khách có thể cùng người dân tại đây tham gia nhiều hoạt động chuẩn bị đón Tết, như: sên mứt, gói bánh tét, tát đìa ăn Tết… Chị Bùi Thúy Liễu, chủ vườn bưởi Phương My (cồn Sơn), cho biết: “Ở đây, nhà có gì thì phục vụ du khách thức nấy, nhà có dừa thì làm mứt dừa, nhà có chuối thì làm kẹo chuối, còn nhà tôi có bưởi thì sẽ để du khách trải nghiệm làm mứt bưởi”. Trải nghiệm tại đây mang đến cho du khách cảm giác như về nhà nơi quê xưa, vì được chính tay đi chọc dừa, hái trái… tham gia từng công đoạn cho đến khi thành phẩm mứt Tết; hay gói bánh tét, canh nồi bánh quây quần trò chuyện, chia sẻ những buồn vui trong năm qua.
Không gian Tết xưa đang được các điểm du lịch tại Cần Thơ chú trọng đầu tư và xem đó như là hoạt động điểm nhấn để thu hút du khách. Ví như tại khu làng nghề trong Làng du lịch Mỹ Khánh (335 Lộ vòng cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Ðiền), du khách có thể trải nghiệm làm hủ tiếu, kẹo dừa, mứt Tết. Chị Ðoàn Thị Ngọc Hằng, có hơn 20 năm làm mứt cho biết: “Ở đây, tôi có mứt dừa, mứt chôm chôm… đều làm thủ công. Tôi vẫn giữ cách làm xưa của ông bà mình và bắt nhịp xu hướng sản phẩm tốt cho sức khỏe, nên mứt ở đây đều sên đường phèn, ít ngọt. Khách đến đây sẽ thấy chúng tôi làm sản phẩm mới mỗi ngày, có thể cùng làm và đem sản phẩm đó về”. Chị Trần Thị Hồng Anh, du khách từ TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Tôi có trải nghiệm mứt ở đây và thấy thích hoạt động này. Những trải nghiệm như này nên duy trì ở các điểm du lịch vì du khách có thể tìm hiểu về làng nghề, phong tục của địa phương”.
Trong khi đó, để chuẩn bị cho không gian Tết đúng chất Nam Bộ, ông Trịnh Văn Luân, đồng sáng lập Vó sông Farm (45F Trương Vĩnh Nguyên, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng), cho biết: “Năm nay khu trồng hoa chúng tôi có mở rộng với nhiều loại hoa như: hồng ri, tam giác mạch, sao nhái, hoa cải… bên cạnh các vườn rau xanh đậm chất miền quê. Farm có định hướng phát triển là tái hiện ký ức miền quê đậm chất Tây Nam Bộ, nên khi đến đây du khách sẽ bắt gặp vó sông, bờ ao, vườn cây, vườn hoa như ở làng quê quen thuộc”. Ngoài rau, hoa, Vó sông Farm còn trồng lúa, bắp, dàn bầu, dưa… đậm chất vườn quê đón Tết.
Có thể thấy các điểm đến ở Cần Thơ đang rất chú trọng đầu tư không gian Tết xưa. Không dừng lại ở tạo tiểu cảnh để du khách chụp ảnh, check-in; mà qua đó các điểm du lịch còn lồng ghép trải nghiệm, quảng bá những nét đặc trưng văn hóa trong phong tục tập quán đón Tết truyền thống.