Tâm Sinh Lý Học Sinh Tiểu Học

Tâm Sinh Lý Học Sinh Tiểu Học

Giai đoạn tiểu học trẻ bước vào quãng thời gian học tập có nhiều sự thay đổi so với thời kỳ mẫu giáo. Bên cạnh đó các bé phải đối mặt với những nhạy cảm nhất định trong cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Để giúp con nhanh chóng thích khi, học tập hiệu quả, phát triển một cách toàn diện phụ huynh nên hiểu rõ về những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.

Giai đoạn tiểu học trẻ bước vào quãng thời gian học tập có nhiều sự thay đổi so với thời kỳ mẫu giáo. Bên cạnh đó các bé phải đối mặt với những nhạy cảm nhất định trong cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Để giúp con nhanh chóng thích khi, học tập hiệu quả, phát triển một cách toàn diện phụ huynh nên hiểu rõ về những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.

Vai trò của gia đình trong giáo dục tâm lý học sinh tiểu học

Gia đình chính là môi trường giáo dục tâm lý đầu tiên của trẻ, trong đó cha mẹ có ảnh hưởng sâu sắc tới hình thành tính cách và tương lai sau này của con. Vì vậy chúng ta cần tạo dựng cho trẻ môi trường sống an toàn với tình yêu thương, tin tưởng.

Cha mẹ nên dành cho trẻ sự quan tâm, lắng nghe những cảm xúc, tâm tư hay sự thay đổi của con để kịp thời có những định hướng đúng đắn. Hay dạy trẻ nhận biết, điều tiết cảm xúc của chính mình trong giai đoạn nhạy cảm này và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bé. Phụ huynh luôn nhớ, chúng ta chính là tấm gương cho trẻ noi theo nên cần xây dựng mình thành hình mẫu chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống.

Tham khảo: Phương pháp dạy con đúng cách, ngoan và thông minh từ chuyên gia

Khi trẻ đến trường thầy cô giáo chính là người thầy thứ 2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục tâm lý học sinh tiểu học. Giáo viên và nhà trường cần chú trọng tạo môi trường học an toàn, để trẻ thoải mái giao tiếp, hợp tác cùng học tập với nhau. Từ đó trẻ sẽ học được các kỹ năng mềm quan trọng như giải quyết xung đột, chia trẻ, mở rộng vòng bạn bè, làm việc nhóm…

Ngoài ra, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ thể hiện bản thân, đừng nên động viên, khen ngợi, khích lệ để thừa nhận những cố gắng của trẻ. Từ đó tạo động lực cho học sinh tiểu học tự rèn luyện bản thân, duy trì và phát triển những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó thầy cô nên dành sự quan tâm để hiểu những biểu hiện tâm lý bất thường của học sinh, kịp thời có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Sự quan tâm, động viên, khuyên răn từ giáo viên sẽ giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý học sinh tiểu học, tâm lý tuổi mới lớn.

Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong giáo dục tâm lý học sinh tiểu học

Gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để kịp thời nhận biết những thay đổi trong tâm lý của học sinh tiểu học. Giáo viên và phụ huynh thường xuyên trao đổi về tình hình học tập và tinh thần của trẻ để nắm bắt được một cách rõ ràng và sâu sắc những biến chuyển của học sinh. Từ đó các bên có thể đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường đặc biệt cần thiết với trường hợp học sinh gặp phải vấn đề về tâm lý. Phụ huynh và giáo viên sẽ đưa ra những góc nhìn riêng để kịp thời hỗ trợ cho trẻ bằng những lời khuyên hay biện pháp có ích.

Nhằm hướng đến môi trường giáo dục toàn diện, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ, gia đình và nhà trường có thể cùng tổ chức nhiều hoạt động giáo dục tâm lý học sinh tiểu học bổ ích. Một số hoạt động đã chứng minh được tính hiệu quả trên thực tiễn có thể kể đến như trò chuyện về tâm lý, buổi sinh hoạt tập thể, các chuyên tham quan, dã ngoại…

Cha mẹ quan tâm: Top 12 trường tiểu học công lập chất lượng cao ở Hà Nội

Tạo môi trường học tập, vui chơi, sinh hoạt an toàn

Các hoạt động giáo dục tâm lý cho trẻ cần tiến hành trong môi trường học tập, vui chơi, sinh hoạt an toàn, thoải mái, lành mạnh để các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc. Người lớn nên trao đổi cởi mở với trẻ thông qua ngôn ngữ, cử chỉ nhẹ nhàng nhằm khuyến khích các em chia sẻ thông tin tích cực. Đồng thời lưu ý không nên phán xét và đảm bảo bí mật tránh làm lộ thông tin khi chưa được sự đồng ý.

Khi trẻ cảm thấy tin tưởng, được tôn trọng các bé sẽ mở lòng về những vấn đề gặp phải với người lớn. Từ đó chúng ta dễ dàng hơn trong việc giáo dục tâm lý học sinh tiểu học mang lại hiệu quả cho học sinh.

Giáo dục tâm lý cho học sinh tiểu học cần có môi trường để trẻ học tập và vui chơi

Xem thêm: 9 mẹo giúp cân bằng giữa học và chơi cho trẻ hiệu quả

Cách thực hiện giáo dục tâm lý học sinh tiểu học

Giai đoạn tiểu học, các em học sinh bước vào chương trình học tập, môi trường mới mẻ và hoàn toàn khác biệt so với giai đoạn mẫu giáo. Mặc dù chưa thực sự tập trung, cần rèn luyện khả năng ghi nhớ những các em luôn háo hức đón nhận kiến thức, kỹ năng mới. Thông qua các hoạt động giáo dục tâm lý phù hợp sẽ trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để trẻ giải quyết các vấn đề tâm lý của bản thân, thích nghi với môi trường và học tập tiến bộ.

Các thực hiện giáo dục tâm lý học sinh tiểu học nên tiến hành với những biện pháp như sau:

Trẻ tiểu học có tâm lý khá nhạy cảm và phức tạp nhưng lại chưa biết cách kiểm soát cảm xúc của chính mình. Chính vì vậy người lớn cần thường xuyên tâm sự, chia sẻ và quan sát để kịp thời nhận ra những thay đổi của trẻ. Khi cảm nhận được sự bao bọc, yêu thương, quan tâm, tin tưởng trẻ dễ dàng bày tỏ cảm xúc, mong muốn, suy nghĩ của bản thân.

Thường xuyên nói chuyện cùng trẻ giúp thầy cô giáo và cha mẹ kịp thời phát hiện những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực hay các hành vi không phù hợp. Từ đó chúng ta có biện pháp tác động để điều chỉnh giúp trẻ thay đổi theo hướng tích cực. Quá trình tâm sự, chia sẻ cần diễn ra khéo léo, nhẹ nhàng trên tinh thần tôn trọng và thấu hiểu bé mới mang lại hiệu quả.

Cách thực hiện giáo dục tâm lý học sinh tiểu học

Nhiều phụ huynh quan niệm, giai đoạn tiểu học trẻ còn nhỏ chưa cần phải giáo dục giới tính. Tuy nhiên đây chính là giai đoạn nhạy cảm, trẻ có sự phát triển về thể chất, tâm lý và bắt đầu tò mò về giới tính. Mặc dù mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau nhưng khoảng cuối cấp 1 nhiều trẻ đã chuẩn bị hoặc bước vào giai đoạn dậy thì. Các bé đã tò mò về sự khác biệt giữa nam và nữ về thể hình, mái tóc, trang phục…

Người lớn nên có sự quan tâm, khéo léo chia sẻ để trẻ thỏa mãn sự tò mò của mình về sự khác biệt giữa nam và nữ. Đồng thời chúng ta nên dạy trẻ cách cư xử đúng mực cũng như cách bảo vệ bản thân với bạn khác giới. Điều này giúp các bé có nhận thức cụ thể, có hành động, cảm xúc, suy nghĩ đúng đắn hơn khi giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh.

Tham khảo: Giáo dục giới tính cho trẻ: Nguyên tắc và cách áp dụng

Thường xuyên thay đổi tâm trạng

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học thường không có tính bền vững như người trưởng thành do các bé chưa thể kiểm soát tốt về mặt tâm lý và cảm xúc. Chính vì vậy người lớn có thể thấy trẻ thường xuyên thay đổi tâm trạng, vừa vui lại buồn, dễ khóc nhưng cũng dễ cười. Chúng ta có thể thấy trẻ đang cảm thấy buồn chán nhưng khi xuất hiện yếu tố kích thích con nhanh chóng vui vẻ, hạnh phúc.

Ví dụ: Khi bị mắng vì phạm lỗi trẻ có thể khóc, buồn, cảm thấy bị tổn thương nhưng khi cha mẹ vuốt ve, an ủi phân tích những cái sai của con con sẽ cảm thấy vui vẻ trở lại. Trẻ nhận được 1 phần quà dù nhỏ nhưng đúng với sở thích sẽ phấn khởi, tươi tắn ngay cả khi vừa với khóc buồn.

Thường xuyên thay đổi tâm trạng

Một số lưu ý khi giáo dục tâm lý học sinh tiểu học

Giáo dục tâm lý cho lứa tuổi từ 6 – 11 tuổi là công việc đòi hỏi sự tinh tế, sâu sát thực tế và khá nhạy cảm. Trong giai đoạn này trẻ đang dần hình thành nhân cách, nên chúng ta cần tránh những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của các em. Chính vì vậy trong quá trình giáo dục cho trẻ tiểu học người lớn cần lưu ý một số vấn đề sau: