Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Các phương pháp tính toán quyền lợi phổ biến:
Giả sử bạn có hai hợp đồng bảo hiểm A và B cho căn nhà của mình. Mỗi hợp đồng đều có mức bảo hiểm là 1 tỷ đồng. Nếu nhà của bạn bị cháy gây thiệt hại 1,5 tỷ đồng, cách tính toán quyền lợi sẽ như sau:
Khi tham gia bảo hiểm, bạn có thể nghe nhắc đến các khái niệm như "đồng bảo hiểm" và "bảo hiểm trùng". Hai khái niệm này tuy có vẻ giống nhau nhưng lại mang những ý nghĩa khác nhau và ảnh hưởng khác nhau đến quyền lợi của người mua bảo hiểm. Vậy, làm thế nào để phân biệt được hai loại hình này?
Định nghĩa: Đồng bảo hiểm là tình trạng mà một đối tượng, tài sản hoặc rủi ro được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau, do nhiều công ty bảo hiểm khác nhau cung cấp.
Ví dụ: Bạn mua bảo hiểm ô tô cho chiếc xe của mình tại hai công ty bảo hiểm khác nhau. Khi xảy ra tai nạn, cả hai công ty bảo hiểm sẽ cùng bồi thường cho bạn theo tỷ lệ đã thỏa thuận.
Định nghĩa: Bảo hiểm trùng là tình trạng mà một đối tượng, tài sản hoặc rủi ro được bảo hiểm bởi cùng một loại rủi ro trong cùng một hợp đồng bảo hiểm nhiều lần.
Ví dụ: Bạn mua bảo hiểm cháy nổ cho ngôi nhà của mình, sau đó bạn mua thêm một khoản bảo hiểm cháy nổ khác cho cùng ngôi nhà đó trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
Quyền lợi cơ bản khi có đồng bảo hiểm:
Đồng bảo hiểm là tình trạng một rủi ro được bảo hiểm bởi nhiều hơn một hợp đồng bảo hiểm cùng lúc. Nói cách khác, bạn có thể mua nhiều bảo hiểm cho cùng một tài sản hoặc rủi ro.
Ví dụ: Bạn có một chiếc ô tô và bạn mua bảo hiểm vật chất cho xe từ hai công ty bảo hiểm khác nhau. Khi chiếc xe của bạn bị hư hỏng do tai nạn, bạn có thể yêu cầu bồi thường từ cả hai công ty bảo hiểm này.
Làm thế nào để tránh đồng bảo hiểm?
Moncover là nền tảng bảo hiểm - tài chính kết nối giữa các công ty bảo hiểm uy tín hàng đầu Việt Nam và khách hàng tham gia bảo hiểm trên toàn quốc. Với sứ mệnh "Mang đến giải pháp bảo vệ tối ưu cho mọi người", Moncover cung cấp đa dạng các sản phẩm bảo hiểm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Mua bảo hiểm đến ngay Moncover.
Đá Emerald – ngọc lục bảo – lục bảo ngọc là gì?
Đá Emerald hay còn được biết đến với tên gọi ngọc lục bảo hoặc lục bảo ngọc là một khoáng vật có công thức hóa học (Be3Al2(SiO3)6) có màu xanh với biên độ màu từ lục sang màu lục hơi ngả sang lam. Màu xanh của ngọc xuất phát từ một lượng nhỏ của crom hoặc vanađi. Ngọc lục bảo có độ cứng đạt 7.5 – 8 trên thang độ cứng 10 của Mohs.
Lục bảo ngọc có màu xanh màu của sự sinh sôi, nảy nở nên chúng được ví như biểu tượng của tình yêu, của sự tái sinh.
Từ năm 2000 TCN, ngọc lục bảo được sử dụng như một đơn vị tiền tệ để trao đổi ở Babylon. Người Ai Cập cổ đại cũng đã biết các khai thác sử dụng loại đá quý này cho lĩnh vực trang sức. Mỏ đá Emerald được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1818 ở Djebel Sabara, hiện nay các mỏ đá này đã dần cạn kiệt, những viên đá quý được khai thác tại đây có chất lượng không cao. Trước đây lục bảo ngọc còn bị nhầm lẫn với các loại đá có màu xanh tương tự như đá thủy tinh. Trong thời gian này, ở châu Âu người ta chỉ biết đến mỏ đá Emerald duy nhất là ở Habachtal (Áo).
Thế kỷ 16, người Tây Ban Nha phát hiện ra các mỏ mới ở Nam Mỹ, chủ yếu là ở Colombia. Mỏ ở Chivor được khai thác từ năm 1545 và mỏ ở Muzo vào năm 1560.
Một trong những viên đá Emerald lớn nhất thế giới là Mogul Emerald được tìm thấy vào năm 1695 ở Ấn Độ. Viên ngọc này nặng 217,80 cara và cao vào khoảng 10 cm. Một mặt của nó được khắc các bài kinh cầu nguyện, mặt còn lại được khắc họa tiết hình hoa trang trí. Viên ngọc đã trở thành truyền thuyết và được một người giấu tên mua với giá 2,2 triệu USD vào ngày 28 tháng 9 năm 2001 tại Anh trong một cuộc bán đấu giá của Christie.
60% lượng ngọc lục bảo trên thế giới được sản xuất tại Colombia với 6 triệu cara mỗi năm. Không chỉ dẫn đầu về số lượng, chất lượng ngọc ở đây cũng dẫn đầu thế giới. Bên cạnh đó còn có một số nước khác như Zambia, Brasil, Nga, Zimbabwe, Madagascar.
Hiện tại Việt Nam chưa phát hiện nơi nào có Emerald, nhưng các dấu hiệu địa chất ở một số vùng có thể cho phép phát hiện ngọc lục bảo trong tương lai.
Ngọc lục bảo có tỷ trọng 2,67 - 2,78, với nguyên tố tạo màu chính là Cr và đôi khi là V.
Đá Emerald thường có màu lục giao động từ lục nhạt tới lục đậm. Màu lục của đá không gì sánh được vì thế được gọi riêng là "lục bảo". Dưới tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng màu sắc của loại ngọc này vẫn rất ổn định. Chúng chỉ biến độ dưới nhiệt độ từ 700 – 80000C. Màu lục thắm được ưa chuộng nhất, các màu lục nhạt, vàng lục ít được ưu chuộng. Màu sắc phân bố trong viên đá không đều, tạo thành các đám hoặc sọc màu. Màu sắc rất ổn định dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt, chỉ biến đổi nhiệt độ 700 - 8000C. Màu được ưa chuộng nhất là màu lục thắm, còn màu lục nhạt, vàng lục, lục tối ít chuộng hơn. Màu sắc trong viên đá thường phân bố không đều, mà tạo thành các sọc hoặc đám màu.
Ngọc lục bảo phát quang màu đỏ và dưới kính lọc Chelsea cũng cho màu đỏ. Sự phát quang này có thể bị giảm đi khi có mặt của nguyên tố Fe và có thể không phát quang, do đặc tính quang học: một trục âm.
Ngọc lục bảo tự nhiên có chứa các bao thể lỏng với các bọt khí, trong khi các loại đá tổng hợp nhân tạo thì không có. Đây cùng là một tiêu chí để phân biệt ngọc lục bảo thật giả.
Tương tự như các tiêu chuẩn đánh giá các loại đá quý khác như kim cương, đá ruby thì Emerald cũng áp dụng tiêu chuẩn 4C của GIA (Hội Ngọc học Mỹ) về: Màu sắc, độ tinh khiết, kỹ thuật cắt và trọng lượng tương tự như kim cương. Những viên hội tụ cả 4 tiêu chí sẽ được đánh giá chất lượng tốt và có giá trị cao.
Cách 1: Cảm nhận viên đá: Nếu viên đá Emerald là thật thì chúng rất nhẵn và cứng, chạm vào có cảm giác trơn. Nếu là giả viên đá của bạn sẽ có cảm giác thô và dễ vỡ.
Cách 2: Soi dưới kính lúp. Nếu viên ngọc lục bảo có những viết rạn, những bọt khí thì đó là thật, ngược lại những viên đá không có tì vết thường là các loại đá nhân tạo được tổng hợp trong phòng thí nghiệm, chúng đẹp mắt nhưng giá trị không cao.
Cách 3: Kiểm tra độ lấp lánh. Đá Emerald thật sẽ không tạo ra nhiều màu sắc lấp lánh khi chiếu ánh sáng vào.
Cách 4: Kiểm tra màu sắc: Những viên ngọc thật màu sắc của chúng không đều và màu bị tập trung thành một đám hoặc các sọc.
Lục bảo ngọc là loại đá quý có độ cứng cao, tuy nhiên vì thành phần có nhiều tạp chất nên khi sử dụng phải cẩn thận tránh nhưng va chạm mạnh.
Không nên rửa loại đá này trong dụng dịch xà phòng nóng hoặc đun trong nước sôi. Sóng siêu âm cũng có ảnh hưởng không tốt, các vật liệu được sử dụng để lấp đầy các khe nứt có thể bị biến đổi.
Chỉ nên làm sạch chúng với nước nguội và sử dụng bàn chải mềm chà nhẹ lên bề mặt.
Hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến những kiến thức thú vị về loại đá Emerald quý hiếm có giá trị vượt thời gian này.