Thương hiệu cà phê – nhà rang CAPHESACH.ORG được thành lập vào năm 2020, chúng tôi hướng đến mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp cà phê chất lượng cao tại Việt Nam.
Thương hiệu cà phê – nhà rang CAPHESACH.ORG được thành lập vào năm 2020, chúng tôi hướng đến mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp cà phê chất lượng cao tại Việt Nam.
Trong các mặt hàng nông sản, xuất khẩu cà phê là điểm sáng với nhiều thành tựu đạt được. Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải Quan, tháng 7/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 108,87 nghìn tấn, trị giá 307,86 triệu USD. Mức giá xuất khẩu bình quân ghi nhận cao kỷ lục 2.828 USD/ tấn.
Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng đều qua các năm, từ năm 2015 đạt 1,341 triệu tấn, năm 2020 đạt 1,565 triệu tấn, năm 2022 đạt 1,778 triệu tấn, với mức kim ngạch đạt kỷ lục 4,06 tỷ USD.
Bên cạnh các thị trường lớn như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nga, Mỹ… nhiều doanh nghiệp Việt còn đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc. Đây được xem là thị trường tiềm năng bởi nhu cầu nhập khẩu liên tục tăng và lợi thế vị trí địa lý. Tuy nhiên, để khai thác được thị trường này, các doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của phía Trung Quốc về chất lượng và vệ sinh an toàn. Trong đó, đăng ký mã số xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc là quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Trong năm 2022, các công ty xuất khẩu cà phê Việt Nam đã xác lập nhiều kỳ tích. Trong đó Intimex Group là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước, tiếp đến là công ty Vĩnh Hiệp cùng nhiều đơn vị xuất khẩu khác. Theo dõi nội dung dưới đây để biết Top công ty xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam
Công ty Sản xuất và Thương mại Cát Quế là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm doanh nghiệp này tiêu thụ gần 1/2 sản lượng cà phê của vùng Tây Bắc, với 2 xưởng chế biến và thu gom.
Những doanh nghiệp nhập khẩu của công ty Cát Quế chủ yếu là các tập đoàn lớn, yêu cầu về số lượng, chất lượng cao. Nổi bật là tập đoàn Atlantic Mỹ mua với số lượng lớn nhất, chiếm tỷ trọng từ 40 – 42% sản lượng tiêu thụ của công ty. Các thị trường lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu sang phải kể đến như: Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Thụy Sĩ, Ấn Độ và một số nước Bắc Âu.
Công ty cổ phần Mascopex là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê uy tín trong năm 2022. Lĩnh vực chính của công ty là chế biến, kinh doanh mặt hàng cà phê chất lượng cao, để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Hiện tại, doanh nghiệp đang sở hữu nhà máy chế biến cà phê tại Gia Lai nên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu, đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Mascopex là Cà phê Robusta và cà phê Arabica.
Công ty cổ phần Đầu tư và XNK Inexim Daklak hiện là một trong những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu tại Việt Nam. Doanh nghiệp sở hữu 2 xí nghiệp chế biến cà phê chất lượng cao và rang xay. Với công nghệ chế biến cà phê nhân thuộc dòng quy mô và hiện đại nhất Châu Á.
Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Inexim Daklak đạt tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường khó tính như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Ý… Góp phần khẳng định và đưa thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thành lập năm 1993, Simexco Daklak thuộc top 3 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu Việt Nam. Doanh nghiệp có 3 nhà máy ở Bình Dương, Hòa Phú và Buôn Mê Thuột. Ước tính sản lượng cà phê thu mua và xuất khẩu hơn 100,000 tấn mỗi năm. Các nước nhập khẩu lớn của doanh nghiệp phải kể đến như: Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Italia, Hà Lan…
Công ty TNHH Quốc Lộc là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Lâm Đồng đang xuất khẩu đi thị trường khó tính nhất thế giới là Canada. Với thế mạnh về vùng trồng trên nông trại riêng và kết hợp với nông dân theo mô hình khép kín nên thu hoạch được hai loại cà phê Robusta và cà phê Arabica. Doanh nghiệp sở hữu nhà máy sản xuất cà phê rang xay đạt chuẩn, với công suất 900 tấn/ năm. Các sản phẩm của Quốc Lộc được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Châu Âu như: Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ…
Sài Gòn An Thái là công ty xuất khẩu cà phê chuyên nghiệp, chuyên phân phối các sản phẩm cà phê sạch chất lượng cho thị trường trong nước và quốc tế với thương hiệu cà phê là AnThaiCafe, Hiup Coffee. Hiện tại, Sài Gòn An Thái có 2 nhà máy sản xuất và chế biến cà phê với năng suất cao nhất đạt 16.000 tấn/ năm.
Các sản phẩm cà phê của Sài Gòn An Thái là cà phê hòa tan sấy phun, cà phê hòa tan sấy lạnh, cà phê hòa tan 3in1, cà phê bột, cà phê hạt rang, cà phê chiết xuất, cà phê phin giấy. Thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp là: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia…
Là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê, trong đó mặt hàng chủ lực là cà phê nhân. Hàng năm, Công ty Tín Nghĩa đã xuất khẩu trung bình khoảng 100 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 150 triệu USD/năm đưa doanh nghiệp thuộc top 5 công ty xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam.
Hiện tại, nhà máy sản xuất cà phê hòa tan Tín Nghĩa được đánh giá là hiện đại nhất có công suất là 3.200 tấn sản phẩm/1 năm. Các sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và một số nước thuộc Châu Á Thái Bình Dương.
Công ty Volcafe Việt Nam thuộc Tập đoàn ED & F Man Holdings – Thụy Sỹ. Tuy vẫn còn non trẻ trong ngành nhưng đã xây dựng được nhà máy chế biến cà phê và có công suất 100.000 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ cà phê Volcafe Việt Nam chủ yếu là các nước lớn như: Đức, Hà Lan, Bỉ, Hoa Kỳ…
Công Ty Cổ Phần Cà Phê Petec là đơn vị xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu của cả nước. Công ty có nhà máy chế biến cà phê nhân chất lượng cao với diện tích 10.000m2, được trang bị hệ thống hiện đại, công suất từ 15 – 20 ngàn tấn/năm. Petec xuất khẩu cà phê hàng năm khoảng 20 ngàn tấn mỗi năm và là đối tác tin cậy của nhiều quốc gia như: Thụy sỹ, Đức, Hoa Kỳ, Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…
Là một trong những công ty xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, công ty TNHH Cà Phê Ngon chuyên cung cấp các sản phẩm cà phê hòa tan, cà phê rang xay, cà phê hạt. Đây cũng là đơn vị thuộc Tập đoàn CCL Products của Ấn Độ, sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, Cà Phê Ngon Việt Nam có nhà máy với diện tích 23 – 25 ha, cho sản lượng lên đến 10.000 tấn/ năm. Các nước nhập khẩu lớn mà Cà Phê Ngon Việt Nam đang khai thác là Thụy Sĩ, Ấn Độ, Anh, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã được SUTECH tư vấn đăng ký mã xuất khẩu thành công như: Intimex Mỹ Phước, Công ty Sản xuất và Thương mại Cát Quế, Vina Cà Phê… Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đang liên tục gia tăng, để nắm bắt cơ hội và trở thành doanh nghiệp tiếp theo xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc xin vui lòng liên hệ với SUTECH qua HOTLINE:
0868 129 838 (Khu vực Miền Bắc) | 0868 221 838 (Khu vực Miền Nam)
Trên đây là top các công ty xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam mà SUTECH đã tổng hợp được. Hy vọng thời gian tới, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong thị trường cà phê thế giới.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2019 - 2020 dự kiến giảm xuống còn 23,5 triệu bao, thấp hơn báo cáo trước đó, do sự cạnh tranh từ thị trường nước ngoài. Với giá thấp kỉ lục, dự trữ trong năm 2019 - 2020 và 2020 - 2021 có thể ở mức cao.
COVID-19 đã ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, đặc biệt là cà phê, làm gián đoạn việc vận chuyển và nhu cầu sau khi các quốc gia ban hành biện pháp phong tỏa trên diện rộng.
Mặc dù các nước đã dần nới lỏng lệnh giãn cách xã hội, đại dịch COVID-19 vẫn có thể tiếp tục tác động đến thương mại cho đến cuối tháng 6.
Mặc dù dự kiến tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ phục hồi sau lệnh giãn cách, nhu cầu sẽ cần thời gian dài để trở về mức trước đại dịch. Quĩ tiền tệ quốc tế dự báo GDP toàn cầu sẽ giảm 3% vào năm 2020 và trong nghiên cứu mới đây, Tổ chức Cà phê Quốc tế chỉ ra rằng nếu GDP giảm 1% sẽ khiến tiêu thụ cà phê giảm 0,95%.
Ước tính xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2019 - 2020 giảm xuống còn 26,3 triệu bao, thấp hơn so với dự báo trước đó.
Do chênh lệch giá cà phê robusta của Việt Nam trên thị trường giao sau nên các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang mua từ Brazil và Indonesia. Các thương nhân cũng cho rằng sự mất giá tiền tệ ở Brazil và áp lực phải bán vụ mùa kỉ lục sắp tới đã đẩy giá tại Brazil xuống thấp nhanh chóng.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 - 2020 giảm 6 - 7% so với năm trước, đạt 12,8 triệu bao. Đức, Mỹ và Italia tiếp tục là những thị trường nhập khẩu lớn nhất.
COVID-19 đã thúc đẩy những thay đổi trong mô hình tiêu thụ cà phê toàn cầu, đáng chú ý nhất là sự chuyển đổi tạm thời từ tiêu thụ ngoài hộ gia đình sang tiêu thụ tại nhà.
Cà phê chất lượng cao phục vụ trong các cửa hàng cà phê được pha trộn với hàm lượng arabica cao hơn, trong khi cà phê đóng gói tiêu thụ tại nhà thường có chất lượng thấp hơn với tỉ lệ robusta lớn.
Xu hướng này có thể tiếp tục sau COVID-19 vì sự bất ổn định trong nền kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng, khiến người tiêu dùng thay thế các sản phẩm cà phê chất lượng cao.
Do đó, cà phê arabica có thể mất thị phần và bị thay thế bởi robusta trong ngắn hạn đến trung hạn. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020 - 2021 sẽ tăng nhẹ lên 26,9 triệu bao với giả định nhu cầu robusta cao hơn và giá cả cải thiện.
Xuất khẩu cà phê xanh năm 2019 - 2020 giảm xuống còn 23,5 triệu bao vì robusta của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn. Xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm giảm 7% so với năm trước xuống còn 11,9 triệu bao. Đối với năm 2020 - 2021, dự báo xuất khẩu cà phê xanh sẽ tăng nhẹ trở lại lên 24 triệu bao.
Dự báo tăng trưởng trong xuất khẩu cà phê hòa tan và rang ở mức khoảng 5%. Tỉ lệ xuất khẩu số lượng lớn trên thị trường cà phê hòa tan ngày càng giảm phải khi phải đối mặt với giá cả không ổn định trong những năm gần đây.
Việt Nam tiếp tục nhập khẩu một lượng nhỏ, cả cà phê xanh, rang và hòa tan, từ Lào, Indonesia, Brazil và Mỹ để phục vụ chuỗi bán lẻ cà phê cao cấp. Tuy nhiên, nhập khẩu trong năm 2019 - 2020 ước tính giảm xuống còn 0,7 triệu bao do tác động của COVID-19 và dự báo tăng trưởng trì trệ trong năm 2020 - 2021.
Trong hai năm qua, giá xuất khẩu hàng tháng của cà phê robusta xanh (FOB TP HCM) đã giảm xuống mức thấp trong nhiều năm, đáng kể nhất là từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay. Sự mất giá của đồng real Brazil đã làm cho cà phê của nước này rẻ hơn tương đối và ảnh hưởng đến thị trường giao sau toàn cầu.
Nguồn cung robusta ở Brazil, Việt Nam và Indonesia có thể thắt chặt vào năm 2020 - 2021 do qui mô sản xuất nhỏ hơn và điều kiện thời tiết không thuận lợi, trong khi đó nhu cầu robusta có thể cải thiện khiến giá tăng trở lại trong những tháng tới.
Sự sụt giảm giá trong nước phản ánh sự sụt giảm của giá xuất khẩu, khiến nông dân găm hàng không muốn bán. Nông dân mong đợi giá xuất tại trang trại ở mức 32.000 VND/kg nhưng giá đã giảm xuống dưới 30.000 VND/kg trong tháng 4.
Dự trữ của Việt Nam đang ở mức cao, bao gồm các kho ngoại quan và kho của thương nhân, nhà xuất khẩu và nông dân. Như đã đề cập, giá thấp khiến nông dân không muốn bán, dẫn đến thương nhân và nhà xuất khẩu khó khăn trong việc mua cà phê để xuất khẩu.
Ngoài ra, cà phê của Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với Brazil và các nước khác, dẫn đến xuất khẩu thấp hơn trong năm 2019 - 2020 và do đó, dự trữ cao hơn. Dự báo dự trữ trong năm 2019 - 2020 tăng lên tới 4,6 triệu bao và trong năm 2020 - 2021 ở mức 5,5 triệu bao.