Top 10 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Cá Tra Sang Mỹ 2024 Mới Nhất

Top 10 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Cá Tra Sang Mỹ 2024 Mới Nhất

Theo VASEP, Vĩnh Hoàn, Thủy sản Biển Đông và Vạn Đức Tiền Giang lần lượt là 3 doanh nghiệp Việt có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Mỹ.

Theo VASEP, Vĩnh Hoàn, Thủy sản Biển Đông và Vạn Đức Tiền Giang lần lượt là 3 doanh nghiệp Việt có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Mỹ.

Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu

Trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam 8 tháng đầu năm 2012 thì Công ty Vĩnh Hoàn tiếp tục dẫn đầu danh sách với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 103 triệu đô la, theo sau là Công ty Hùng Vương với kim ngạch đạt 76,4 triệu đô la.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 8 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt hơn 1,15 tỷ đô la, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2011. EU vẫn là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam khi chiếm đến 25,3% tỷ trọng giá trị, tiếp đến là Mỹ với 22%, ASEAN 6,3%, Mexico 5,3%...

Số liệu từ Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, 10 tháng đầu năm nay, có 448 doanh nghiệp (DN) của Việt Nam tham gia XK cá tra sang các thị trường. Trong đó, Vĩnh Hoàn vẫn đứng đầu danh sách là DN XK cá tra nhiều nhất cả nước và chiếm 14% tỷ trọng trong tổng giá trị XK cá tra Việt Nam.

Sau Vĩnh Hoàn, các DN như Vạn Đức Tiền Giang, Nam Việt, I.D.I Corp, Đại Thành lần lượt là những cái tên góp mặt trong top danh sách 5 DN XK nhiều nhất cá tra Việt ra thế giới trong 10 tháng đầu năm 2024.

Cụ thể: Vạn Đức Tiền Giang chiếm 5,33% tỷ trọng trong tổng giá trị cá tra Việt Nam XK trong 10 tháng đầu năm nay. DN này XK chủ yếu sang Mỹ, Singapore, Trung Quốc & Hồng Kông; Nam Việt chiếm 3,31% tỷ trọng trong tổng giá trị cá tra Việt Nam XK trong 10 tháng đầu năm nay. I.D.I Corp chiếm 4,38% tỷ trọng trong tổng giá trị cá tra Việt Nam XK trong 10 tháng đầu năm nay.

Hiện tại, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam. Cuộc đua XK cá tra sang thị trường này có đến 119 DN tham gia XK. Trong đó có đến 4 DN trong top 5 DN XK nhiều nhất cá tra Việt Nam tham gia XK vào thị trường này. DN đứng đầu về giá trị XK cá tra sang thị trường này là Công ty CP Thủy Sản Trường Giang, chiếm 12% tỷ trọng; sau đó là cty TNHH Đại Thành chiếm 10%, cty CP Nam Việt chiếm 7%; cty CP Hùng Cá 6 và cty TNHH MTV chế biến thủy sản Cát Tường, Vĩnh Hoàn chiếm 5%.

Ngày càng nhiều DN Việt Nam tham gia XK cá tra sang các thị trường. Điều này tỷ lệ thuận với việc nhiều quốc gia trên thế giới cùng đang dần gia tăng nuôi cá tra để phục vụ nhu cầu nội địa và XK. Nhiều năm qua Việt Nam có thế mạnh XK sản phẩm cá tra phile đông lạnh, cũng vì nhu cầu lớn cho sản phẩm mã HS 0304 này.

VASEP cho rằng, ở thời điểm hiện tại khi cá tra không còn “một mình một chợ”, các DN Việt Nam cần đa dạng hóa các sản phẩm, thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất, quảng bá các sản phẩm cá tra GTGT để giữ vững vị trí số 1 về XK cá tra toàn cầu.

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 3,5 triệu USD trong nửa đầu tháng 8/2024. Lũy kế đến ngày 15/8/2024, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ.

Trái ngược với đà phục hồi tại các thị trường, cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Anh chứng kiến sự sụt giảm liên tục về giá trị kể từ đầu tháng 2 đến hết tháng 7/2024, dao động từ -12% đến -24% so với cùng kỳ năm trước.

Dù kim ngạch giảm nhưng khối lượng sang Anh lại tăng nhẹ 8% trong 7 tháng đầu năm 2024, lên mức gần 9.000 tấn.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh với tỷ trọng 32%. Đứng sau là Gò Đàng với 15%, Hưng Phúc Thịnh 9%, Thủy sản NTSF 6%...

Theo VASEP, Anh là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra của Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này sang Anh đạt gần 3 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.

Để mở rộng thị trường và tận dụng UKVFTA, VASEP cho rằng, doanh nghiệp cần phải nắm bắt các quy định về tiêu chuẩn mới của thị trường Anh và xu thế tiêu dùng để cải tiến công nghệ, chất lượng mẫu mã sản phẩm phù hợp; đầu tư và sử dụng các phương tiện, công cụ marketing số hiện đại để tăng cường quảng bá sản phẩm; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Anh.

Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Nga gặp khó

(TBKTSG Online) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu xuất khẩu cá tra đi thị trường Nga của các công ty thương mại đang tăng lên nhưng họ lại gặp khó khăn liên quan đến thủ tục, quy trình cấp phép phức tạp.

Theo VASEP, gần đây có nhiều công ty thương mại liên hệ với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản được cấp phép xuất khẩu đi Nga với ý định muốn bán cá tra và một số mặt hàng thủy sản sang thị trường này.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết nhiều doanh nghiệp đã tìm cách liên hệ với ban điều hành xuất khẩu thủy sản sang Nga, trong đó có ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch VASEP làm trưởng ban, ông Hòe cùng một số quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm phó ban, để hỏi thông tin về xuất khẩu cá tra vào thị trường này, mà không biết rằng ban điều hành đã bị Bộ Nông nghiệp giải thể hồi tháng 7 (theo Quyết định số 1627/QĐ-BNN-TCCB giải thể ban điều hành xuất khẩu thủy sản sang Nga)

Nguyên nhân các doanh nghiệp tìm đến ban điều hành và các doanh nghiệp được cấp phép, theo ông Hòe, là do xuất khẩu thủy sản sang Nga có những yêu cầu khá khắt khe, chỉ có trên 30 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nói riêng được Cục Kiểm dịch động thực vật Nga (VPSS) cấp phép mới được xuất khẩu sang thị trường này. Điều đáng nói là trong 4 năm trở lại, số lượng doanh nghiệp được cấp phép vẫn đứng yên ở con các con số vừa nêu trên.

Ông Hòe giải thích, quy trình cấp phép khá phức tạp, doanh nghiệp nếu muốn xuất khẩu sang Nga phải nộp hồ sơ lên Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), sau đó đơn vị này sẽ làm công hàm gửi qua đơn vị cấp phép bên Nga. Đồng thời, đơn vị xuất khẩu phải có đối tác nhập khẩu ở Nga xác nhận đã có hợp đồng nhập khẩu thì mới thỏa mãn điều kiện cấp phép.

“Quy trình này làm nản lòng những doanh nghiệp xuất khẩu có ý định thâm nhập thị trường này nên có lẽ vì vậy số lượng doanh nghịêp được cấp phép không tăng qua nhiều năm qua”, ông nói.

Ngày 15/7/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1627/QĐ-BNN-TCCB giải thể Ban điều hành xuất khẩu thủy sản sang Nga, đuợc thành lập bởi chính bộ này vào tháng 3-2009. Sau hơn 4 năm, ban điều hành đã bị giải thể, mà theo ông Trương Đình Hòe, Phó ban điều hành, là “không còn cần thiết đối với nhu cầu thực tiễn”.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đi Nga đạt 57,65 triêu đô la Mỹ, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.