Thông Tư Mới Về Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ

Thông Tư Mới Về Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ

Thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn, trừ các trường hợp sau:

– Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có sản phẩm xuất khẩu tại chỗ;

– Sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

– Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nếu hợp đồng gia công và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản hàng xuất khẩu do cùng một Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan này; trường hợp 02 hợp đồng do 02 Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Xem thêm: So sánh chi tiết giữa Logistics và Forwarders

Chi tiết cụ thể khi triển khai thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ

Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu phải cùng được thực hiện bởi 3 đối tượng là người xuất khẩu, người nhập khẩu và cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Mỗi đối tượng sẽ có những nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Bước 1: Người kê khai sẽ điền đầy đủ thông tin được yêu cầu trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu phải ghi rõ và chính xác vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”.

+ Bước 2: Người xuất khẩu sẽ thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hoặc hướng dẫn của cơ quan.

+ Bước 3: Sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan thì tiến hành giao kiện hàng đến cho người nhập khẩu.

+ Bước 1: Người nhập khẩu phải khai thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, lưu ý cần ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy. Ở bước này bạn phải tiến hành thực hiện nghiêm túc theo đúng thời hạn quy định.

+ Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính xác, đúng thời hạn theo quy định.

Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu

+ Bước 1: Cơ quan sẽ theo dõi giấy tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu chứng từ đã hoàn thành đầy đủ thì tiến hành thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

+ Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra thông tin được kê khai dựa trên kết quả phân luồng của Hệ thống hải quan.

+ Bước 3: Dựa theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ được tổng hợp hàng tháng và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan.

Xem thêm: Phân loại hàng hóa dịch vụ trong Logistics

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về vấn đề xuất nhập khẩu là gì, hi vọng bài viết sẽ cung cấp và phục vụ những thông tin tốt nhất dành cho bạn. Hãy liên hệ với Aramex để nhận được tư vấn tốt nhất nhé!

Tôi là Hoàng ở Hải Phòng. Tôi chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp nhỏ để xuất nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử. Tôi có tìm hiểu và thấy ngoài những thủ tục xuất nhập khẩu thông thường thì hiện nay còn có các thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ. Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ này khá phù hợp với sản phẩm và hình thức kinh doanh của bên tôi. Tôi muốn luật sư tìm hiểu giúp tôi những thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu tại chỗ. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn gửi đến LSX. Vấn đề của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết “Quy định mới về xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào?”

Hàng xuất khẩu tại chỗ bao gồm những loại hàng hóa nào?

Xuất khẩu tại chỗ có thể hiểu là việc doanh nghiệp Việt Nam trao đổi buôn bán với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng việc trao đổi sản phẩm không thực hiện ngoài cảng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu xuất khẩu tại chỗ 3 bên thì việc nhận sản phẩm sẽ do một bên thứ 3 có thoả thuận với bên mua thực hiện nhận và kiểm tra sản phẩm. Về cơ bản thì hoạt động xuất khẩu tại chỗ sẽ dành cho những loại hàng hoá nhất định.

Tại khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm những loại hàng hóa sau:

– Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 187/2013/NĐ-CP;

– Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

– Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Cụ thể những giấy tờ về xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

+ Tờ khai hải quan: Dùng để kê khai thông tin của hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu

+ Hợp đồng mua bán: Minh chứng nguồn gốc, xác thực hàng hóa

+ Hóa đơn thương mại, hoặc hóa đơn GTGT, chứng từ vận tải

+ Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa: đảm bảo là loại hàng hóa được phép kinh doanh. Chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu về các mặt hàng hóa bị cấm xuất – nhập khẩu theo quy định để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

+ Chứng từ khác có liên quan tuỳ vào từng trường hợp cụ thể…

Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là bao nhiêu ngày?

Mọi thủ tục liên quan đến hải quan hay xuất nhập khẩu đều có quy định rất kỹ về thời hạn. Vì những sản phẩm trong quá trình đợi thông quan có thể xảy ra tình trạng hư hỏng, ẩm mốc… nên cần phải tuân thủ kĩ quy định về mặt thời gian. Vậy đối với thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu tại chỗ thì sẽ có bao nhiêu ngày để làm thủ tục?

Tại khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ như sau:

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ…

Như vậy, thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu.

Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy trình bao gồm những gì?

– Hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam (theo chỉ định của thương nhân nước ngoài) để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu (kể cả làm nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài);

– Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn củạ Bộ Thương mại;

– Sản phẩm gia công được nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất;

– Các trường hợp khác được Bộ Thương mại có văn bản cho phép thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.

Việc kiểm tra thực tế hàng hoá không áp dụng theo Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; những trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá được quy định tại bước 2, mục IV Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ quyết định cụ thể lô hàng nào phải kiểm tra.