Ngành dịch vụ ở nước ta ngày càng phát triển, góp giá trị to lớn về kinh tế, xã hội cho đất nước. Để hạn chế rủi ro trong lĩnh vực này, hiện nay, mọi người đều nhìn thấy sự quan trọng của hợp đồng dịch vụ. Nếu hợp đồng không được soạn thảo một cách chỉn chu, chính xác sẽ dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Trong bài viết này, Taslaw đưa đến cho Quý bạn đọc những lưu ý về hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty.
Ngành dịch vụ ở nước ta ngày càng phát triển, góp giá trị to lớn về kinh tế, xã hội cho đất nước. Để hạn chế rủi ro trong lĩnh vực này, hiện nay, mọi người đều nhìn thấy sự quan trọng của hợp đồng dịch vụ. Nếu hợp đồng không được soạn thảo một cách chỉn chu, chính xác sẽ dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Trong bài viết này, Taslaw đưa đến cho Quý bạn đọc những lưu ý về hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty.
Bảo hiểm là một trong những nguồn thu góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và tăng cường tích lũy xã hội. Việc các doanh nghiệp lợi dụng việc ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân thay cho việc ký kết hợp đồng lao động để không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật sẽ làm giảm nguồn quỹ bảo hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Ngân sách Nhà nước cũng như việc thực hiện chế độ an sinh xã hội của Nhà nước.
Hơn nữa, mặt bằng lương tại Việt Nam còn rất thấp, nếu không thực hiện đúng các chế độ bảo hiểm theo luật định thì người lao động cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Người lao động sẽ không có khoản bù đắp, hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm khi mất việc, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, hoặc phần lương hưu khi họ hết tuổi lao động, trợ cấp tuất, trợ cấp mai táng khi chết, v.v.
Nghĩa vụ và quyền của bên sử dụng dịch vụ:
Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin và tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi
Trả tiền dịch vụ về kết quả mà bên cung ứng dịch vụ đã hoàn thành (Khoản 2 Điều 515 Bộ luật dân sự 2015)
Có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc đúng theo chất lượng, số lượng, địa điểm và các thỏa thuận
Nghĩa vụ và quyền bên cung ứng dịch vụ:
Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác (Khoản 1 Điều 517 Bộ luật dân sự 2015)
Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời hạn thực hiện công việc
Có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện của bên cung ứng dịch vụ.
(Mẫu về hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2022, tại ... chúng tôi gồm có:
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
(Trường hợp bên sử dụng dịch vụ là cá nhân thì được ghi như sau):
Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
Bên A và Bên B tùy theo ngữ cảnh sẽ được gọi chung “Hai bên” hoặc “Các bên”
ĐIỀU 1: NỘI DUNG VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC
Bên A đồng ý thuê Bên B và Bên B đồng ý nhận tư vấn và hỗ trợ Bên A các vấn đề có liên quan đến việc xác lập mối quan hệ, giữa Bên A và đối tác của Bên A là đơn vị gia công sản phẩm, thành phẩm cho Bên A với phạm vi công việc như sau:
1.1. Kiểm tra các nội dung, thông tin tài liệu có liên quan đến điều kiện thực hiện… của đối tác của Bên A;
1.2. Tư vấn và hỗ trợ xây dựng văn bản có liên quan có thể đồng các nội dung trong giao kết được đúng quy trình và quy định của pháp luật
1.3. Hỗ trợ, giải thích, hướng dẫn, sử dụng các văn bản có liên quan cho đến khi Bên A và đối tác ký kết thành công
Thời hạn thực hiện toàn bộ các hạng mục công việc như nêu tại Điều 1 là … ngày làm việc kể từ ngày Bên A cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ tài liệu của Bên B đảm bảo Bên B thực hiện tốt các công theo Điều 1 nêu trên.
ĐIỀU 3: PHÍ DỊCH VỤ, PHƯƠNG THỨC VÀ TIẾN ĐỘ THANH TOÁN
Phí dịch vụ bao trọn tất cả các hạng mục công việc tại Điều 1 của Hợp đồng là…. VNĐ (Bằng chữ:...) , phí dịch vụ này không phát sinh thêm các chi phí khác
Việc thanh toán trên được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của Bên B.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
4.1.1. Được Bên B cung cấp đầy đủ, kịp thời các dịch vụ tư vấn như quy định tại Điều 1 của Hợp đồng.
4.1.2. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn Phí dịch vụ cho bên B như quy định tại Điều 3 của Hợp đồng.
4.1.3. Hợp tác thường xuyên với Bên B trong quá trình thực hiện Hợp đồng Bên A phải cử cán bộ hoặc bộ phận làm đầu mối để làm việc và trao đổi thông tin, tài liệu với nhân sự được phân công phụ trách của Bên B và tiếp nhận sản phẩm tư vấn từ Bên B
4.1.4. Trường hợp Bên A chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Bên A sẽ không được nhận lại số tiền đã thanh toán cho Bên B
4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
4.2.1. Nhận đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết cho công việc tư vấn do bên A cung cấp, có quyền yêu cầu Bên A cung cấp bổ sung các hồ sơ, tài liệu, thông tin khi cần thiết. Bên B không chịu trách nhiệm về tính đúng đắn và xác thực về các tài liệu do Bên A cung cấp
4.2.2. Cử các nhân sự có đủ năng lực để thực hiện các công việc tư vấn quy định tại Điều 1 của Hợp đồng.
4.2.3. Bên B phải thường xuyên thông báo cho Bên A tiến độ và kết quả thực hiện các công việc tư vấn
4.2.4. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của những nội dung sản phẩm tư vấn cung cấp cho Bên A
4.2.5 Nhận đầy đủ, đúng hạn phí quy định tại Điều 3 của Hợp đồng.
Mọi tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu việc thương lượng, hòa giải không đạt kết quả thì tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6.1. Các Bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng trên tinh thần hợp tác, thiện chí.
6.2. Hợp đồng này tự động thành lý khi Bên A hoàn tất nghĩa vụ phí dịch vụ cho Bên B, đồng thời Bên B hoàn tất các công việc nếu tại Điều 1 của Hợp đồng, bàn giao đầy đủ kết quả thực hiện công việc cho Bên A theo quy định của pháp luật.
6.3. Mọi sửa đổi, bổ sung thay đổi bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng phải được lập thành văn bản, có đầy đủ con dấu và chữ ký của người đại diện của mỗi bên.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, được thành lập thành 02 (hai) bản gốc, có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 (một) bản để thực hiện./.
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thực tế họ vẫn ký hợp đồng dịch vụ với các cá nhân và họ vẫn hoàn thành nghĩa vụ khấu trừ thuế TNCN đối với những cá nhân này (10% đối với cá nhân cư trú, 20% đối với cá nhân không cư trú), họ vẫn nộp thuế đầy đủ và cơ quan thuế vẫn chấp nhận tức là không có rủi ro khi ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân. Thậm chí, họ nghĩ rằng khi cơ quan thuế vẫn chấp nhận những phí dịch vụ trả cho các cá nhân như là chi phí được khấu trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì có nghĩa là họ có thể ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân thay vì hợp đồng lao động.
Hiện nay, nếu tranh chấp xảy ra, Toà án là cơ quan có quyền quyết định các bên đúng hay sai, các cơ quan hành chính (như cơ quan thuế) không có quyền hạn này mà chỉ đưa ra ý kiến, hướng dẫn để doanh nghiệp thực hiện làm sao cho đúng với quy định nhất. Trên thực tế, các cơ quan hành chính của Việt Nam hiện nay (như cơ quan thuế, lao động, bảo hiểm) không thể quản lý chéo công việc của nhau, tức cơ quan thuế thì không thể quản lý công việc của cơ quan bảo hiểm hoặc lao động và ngược lại. Do đó, nếu một cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước thì cơ quan thuế luôn chào đón mà không cần phải biết có vi phạm về pháp luật lao động hay không và càng không có lý do gì để từ chối vì có thu còn hơn là không thu, không thu được hoặc không biết để mà thu. Việc thu đúng hay không đúng số thuế hoặc có vi phạm trong vấn đề liên quan đến xác định quan hệ để tính thuế cho đúng, sẽ được kiểm tra và xác minh trong quá trình kiểm tra/thanh tra của cơ quan thuế đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Thậm chí, nếu doanh nghiệp cho rằng cơ quan thuế sai trong việc tính thuế, ra quyết định truy thu thuế, doanh nghiệp vẫn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính cơ quan thuế tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (bao gồm Toà án).
Thực tế là do có quá nhiều doanh nghiệp hiện nay nghĩ và làm không đúng (ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân không đúng luật) nhưng chưa bị xử lý khiến doanh nghiệp hiểu nhầm việc ký hợp đồng dịch vụ vẫn được cơ quan Nhà nước chấp nhận, kéo theo hệ quả là những doanh nghiệp khác bắt chước làm theo. Đồng thời, do các cơ quan Nhà nước cũng không thể nắm bắt hết các vi phạm để tiến hành kiểm tra nên họ chỉ tập trung giải quyết những trường hợp mà họ có thể biết và quản lý hiện tại để tránh tồn đọng và đạt chỉ tiêu hàng năm do Nhà nước đề ra cho đơn vị hoặc cơ quan của họ. Điều này không có nghĩa là họ sẽ làm lơ cho các doanh nghiệp vi phạm trong tương lai, mà vì hiện tại họ chưa có điều kiện hoặc thời gian để tiến hành kiểm tra.
Chúng tôi xin trích dẫn Công văn 1019/TCT-TNCN ngày 25/03/2015 (http://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-1019-TCT-TNCN-2015-giai-dap-chinh-sach-thue-269890.aspx) để bạn đọc tham khảo. Theo công văn này, Tổng Cục thuế cho ý kiến rằng thu nhập từ hợp đồng ký với cá nhân (không có đăng ký kinh doanh) là thu nhập từ tiền công, tiền lương. Như vậy, Tổng Cục thuế (mặc dù không nói rõ [theo nội dung công văn hỏi] hợp đồng này là hợp đồng lao động hay dịch vụ) cho rằng yếu tố không đăng ký kinh doanh sẽ là cơ sở để xác định thu nhập là tiền công, tiền lương theo quan hệ lao động; nói cách khác, quan hệ giữa doanh nghiệp và cá nhân không đăng ký kinh doanh là quan hệ lao động chứ không phải quan hệ cung ứng dịch vụ.
Như vậy để ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân thì cá nhân đó cần tiến hành đăng ký kinh doanh theo luật định (chủ yếu là theo pháp luật doanh nghiệp). Nếu doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân không đăng ký kinh doanh là trái với quy định pháp luật như đã phân tích ở trên.
Một ý kiến khác (theo chủ quan của chúng tôi) là nếu cơ quan Nhà nước và pháp luật Việt Nam thực sự công nhận tính hợp pháp của hợp đồng dịch vụ được ký với cá nhân không có đăng ký kinh doanh theo luật định thì có lẽ không cần có sự tồn tại của pháp luật lao động cũng như các quy định về bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp.
Quy định pháp luật đã rõ ràng, vấn đề còn lại là doanh nghiệp và các cá nhân có muốn thực hiện theo đúng luật hay không mà thôi; và nếu chấp nhận thực hiện không đúng luật thì cũng nên sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi tranh chấp xảy ra.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc về quy định của pháp luật lao động Việt Nam, các luật sư lao động và việc làm kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp tại [email protected].