Phạm Nhật Vượng Từng Học Ở Đâu

Phạm Nhật Vượng Từng Học Ở Đâu

Theo BCTC riêng quý 2/2024, công ty mẹ của Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đang cho các công ty trong hệ sinh thái vay tổng cộng 67.441 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với số đầu năm.

Theo BCTC riêng quý 2/2024, công ty mẹ của Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đang cho các công ty trong hệ sinh thái vay tổng cộng 67.441 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với số đầu năm.

Thành viên ban lãnh đạo tập đoàn Vingroup

Thông tin cập nhật thời điểm 31/12/2021, nguồn Vietstock.vn

Cổ phiếu Vingroup – Vingroup Stock

Tập đoàn Vingroup (Hose: VIC) được niêm yết với ngành xây dựng và bất động sản, phát triển bất động sản. Một số thông tin cơ bản về cổ phiếu Vingroup cũng như mã chứng khoáng của VinGroup. Resviet có tổng hợp nhanh một số tin liên quan về báo cáo tài chính Vingroup thời gian hiện tại.

Bước qua thời gian dài phát triển, Vingroup được biết đến qua vai trò chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản quy mô. Nổi bật như chuỗi các căn hộ Vinhomes đưa ra thị trường đều được đón nhận nồng nhiệt. Chính thương hiệu này mang đến sự hấp dẫn cứ mỗi khu dự án mới được triển khai. Phân khúc giúp tên tuổi của tập đoàn Vingroup nổi tiếng nhanh chóng. Đa phần những dự án căn hộ đều sở hữu quy mô lớn, được đầu tư bài bản hiện đại.

Hàng loạt những dự án căn hộ cao cấp được Vinhomes trình làng với sức hút lớn. Thị phần căn hộ Vinhomes trải dài từ Bắc đến Nam. Điểm nổi bật những dự án này thường đi kèm với chuỗi sinh thái đẳng cấp mà Vingroup xây dựng. Hình thành cộng động dân cư khu đô thị hiện đại mới. Có thể nói, từ khi các dự án căn hộ Vinhomes hình thành điểm móc để tăng giá bất động sản đảo ngược so với trước đây. Thay vì lấy các quận trung tâm là tâm thì bây giờ là các khu đô thị Vinhomes là tâm điểm để đánh giá. Một số dự án căn hộ Vinhomes tiêu biểu như:

Vinhomes The Empire, Vinhomes Grand Park, Vinhomes Green Villas, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes New Center, Vinhomes Marina, Vinhomes West Point, Vinhomes Star City, Vinhomes Central Park, Vinhomes Golden River, Vinhomes Riverside, Vinhomes Thăng Long, Vinhomes Gardenia, Vinhomes Dragon Bay, Vinhomes Bắc Ninh, Vinhome Green Bay, Vinhomes Metropolis, Vinhomes Imperia, Vinhomes Riverside – The Harmony, Vinhomes Hóc Môn, Vinhomes Nhơn Trạch.

Giá trị và tính thanh khoảng của chuỗi căn hộ Vinhomes rất cao, tốc độ tăng giá tích cực. Thị trường giao dịch mua bán căn hộ Vinhomes hết sức sôi nổi. Bên cạnh đó, mảng cho thuê cũng hết sức nhộn nhịp, người dân đang hướng đến việc sinh sống trong các khu đô thị đẳng cấp của Vin.

Chuỗi trung tâm thương mại Vincom hiện tại có độ phủ sóng rộng khắp toàn cả nước. Hầu như tỉnh thành nào tại Việt Nam đều có mặt của các tòa nhà trung tâm thương mại Vincom. Biểu tượng của các trung tâm mua sắm hiện đại, đẳng cấp. Đi kèm đó là loại hình shophouse hết sức thu hút khách đầu tư. Nổi bật là sự tăng giá rất cao và thanh khoảng rất tốt. Nguyên nhân lớn là uy tín của tập đoàn Vingroup. Một số dự án tiêu biểu như:

Vincom Shophouse Mỹ Tho, Vincom Shophouse Cà Mau, Vincom Shophouse Bạc Liêu, Vincom Shophouse Yên Bái, Vincom Shophouse Rạch Giá, Vincom Shophouse Tuyên Quang, Vincom Shophouse Vị Thanh, Vincom Shophouse Lạng Sơn, Vincom Shophouse Phủ Lý, Vincom Shophouse Trà Vinh,Vincom Shophouse Quảng Bình, Vincom Shophouse Vĩnh Long, Vincom Shophouse Long An, Vincom Shophouse Phú Yên, Vincom Shophouse Tây Ninh,Vincom Shophouse Sơn La, Vincom Shophouse Biên Hòa, Vincom Shophouse Quảng Ngãi, Vincom Shophouse Hải Phòng, Vincom Shophouse Thái Bình, Vincom Shophouse Thanh Hóa, Vincom Shophouse Thái Nguyên, Vincom Shophouse Cần Thơ.

Thiên đường nghĩ dưỡng đẳng cấp 5 sao được Vingoup khai thác cực kỳ hiệu quả. Nhắc đến thương hiệu Vinpearl đều có thể hình dung về chất lượng dịch vụ đẳng cấp. Một số dự án lớn như: Vinpearl Condotel Riverfront Đà Nẵng, Vinpearl Condotel Empire Nha Trang, Vinpearl Condotel Beachfront Nha Trang, Vinpearl Discovery Hà Tĩnh, Vinpearl Discovery Cửa Hội, Vinpearl Luxury Nha Trang, Vinpearl Discovery 1 Phú Quốc, Vinpearl Resort & Golf Phú Quốc, The 5way Phú Quốc.

Lộ trình phát triển của Ông Phạm Nhật Vượng

Chính thức đổi tên thành Vingroup vào tháng 9/2009, tên pháp lý là Tập đoàn đầu tư Việt Nam. Năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng bán công ty Technocom với giá 150 triệu USD cho Nestle. Bên cạnh đó, ông sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov, quy mô 1,900 lao động, doanh thu 100 triệu USD/năm. Sau đó Ông Vượng về lại Việt Nam phát triển 2 mảng chính là bất động sản và du lịch – nghỉ dưỡng. Theo đó, ông nhanh chóng ghi dấu ấn tại hàng loạt dự án lớn: Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center HCM, Vinpearl Nha Trang.

Tập đoàn Vingroup của ai? – Phạm Nhật Vượng là sân sau của ai?

Phạm Nhật Vượng là ai? Được biết đến là tỷ phú Việt Nam sở hữu khối tài sản lên đến 5,6 tỷ USD (tính đến tháng 4/2020). Theo tạp chí Forbes, Ông xếp 286 trên danh sách tỷ phú thế giới. Ông đang chủ tich tập đoàn Vingroup,  Tập đoàn hoạt động đa ngành gồm: bất động sản, bán lẻ, công nghiệp chế tạo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.

Phạm Nhật Vượng có nguyên quán tại xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Được sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng. Ông là con cả trong gia đình 3 anh chị em. Năm 1982, ông học tại trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1987, ông là sinh viên trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội. Thời sinh viên ông được nhận học bổng trong mảng kinh tế địa chất của đại học Thăm dò Địa chất Liên bang Nga.

Về gia đình ông Phạm Nhật Vượng có vợ là bà Phạm Thu Hương, đang là Phó chủ tịch HĐQT VinGroup. Phạm Nhật Vượng có 3 người con là: Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh.

Từ quy mô nhỏ chỉ mới 30 công nhân, ông đã mở rộng nhanh chóng

Từ cơ sở ban đầu chỉ 30 nhân công. Loại mỳ này nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên thị trường thực phẩm Kharkov, rồi phổ biến toàn Ukraine. Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine.

Từ thành công tại Ukraine, ông Vượng mở rộng nhà máy, tiếp đó đưa thương hiệu Mivina tới hơn 30 quốc gia khác trên toàn thế giới. Như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel… Ngoài sản phẩm đầu tiên là mỳ ăn liền. Ông còn sản xuất khoai tây nghiền, thành lập nhà máy chuyên sản xuất gia vị, nhà máy chuyên đóng gói, là các công ty con của Tập đoàn Technocom, tiền thân của Vingroup hiện nay.

Những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh doanh về hưu, nhưng như người ta thường nói thời tới không cản nổi, việc kinh doanh cứ thế đi lên.

Từ năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine. Ông Vượng bắt đầu đầu tư về nước với việc mở 2 công ty bất động sản ở Việt Nam là Vinpearl năm 2000 và Vingroup năm 2002. Nhiều giai thoại kể lại, trước khi xây dựng Vinpearl Land và Vincom. Ông Phạm Nhật Vượng đã đích thân sang Phuket Thái Lan để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Và sang Singapore để tìm hiểu về trung tâm thương mại.

Đảo Hòn Tre ở Nha Trang là địa điểm được lựa chọn xây dựng Vinpearl Land đầu tiên với tham vọng biến nơi này thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ý tưởng này vào thời điểm đó bị nghi ngờ là “ném tiền xuống biển”. Năm 2006, Vinpearl Land Nha Trang (lúc đó có tên gọi Hòn Ngọc Việt) ra đời với 225 phòng khách sạn và tổ hợp vui chơi đa chức năng nhanh chóng trở thành địa điểm thu hút du khách nhất nhì Việt Nam, và là kiểu mẫu để sau này Vinpearl nhân rộng mô hình khắp cả nước.

Một năm sau, ông Vượng tiếp tục khai trương Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu – tổ hợp thương mại lớn đầu tiên ở Hà Nội. Ba năm sau, tuyến cáp treo vượt biển nổi tiếng nối đất liền Vinpearl Land Nha Trang được đưa vào vận hành và là một trong những tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới (cho đến năm 2018).

Thời điểm này ông Vượng vẫn bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine để lo cho việc kinh doanh ở cả 2 quốc gia. Đã nhiều năm, Nestle ngỏ ý muốn mua lại Technocom ở Ukraine nhưng ông Vượng luôn từ chối. Bất ngờ đến năm 2009, ông quyết định bán công ty để tập trung toàn lực về trong nước.

Chia sẻ trên Forbes Việt Nam, ông nói: “Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa”.

Năm 2010, ông Vượng bán Technocom cho tập đoàn Nestle của Thụy Sĩ với mức giá không được tiết lộ. Thời điểm ông rời đi, Technocom vẫn là một tên tuổi lớn trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh của Ukraine, có hai nhà máy ở Kharkov với doanh thu lên tới 100 triệu USD/năm. Technocom có 1.900 nhân viên, sản phẩm của công ty này được xuất sang 20 quốc gia, trong đó có Nga, các nước Baltic, Đức, Hungary, Israel, Ba Lan và Romania.

“Khi mình rời đi, thị phần của mình trong mảng mỳ ăn liền khoảng trên 90%, bột canh quanh quanh 80%; 7 năm liền mình giữ thị phần hầu như không giảm. Trong khi đối thủ có lúc chi đỉnh điểm 34 triệu USD cho quảng cáo, mình chi khoảng 2 triệu USD, mà chủ yếu là để mua áo lông ngỗng phát cho đội bán hàng ngoài chợ; vậy mà đối thủ hầu như không chiếm được thị phần của mình”, ông cho biết.

Năm 2011, 2 công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần Vincom được sáp nhập lại bằng cách hoán đổi cổ phần. Đến giữa tháng 2 năm 2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) phát hành thêm cho mục đích sáp nhập được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ 2 dự án đầu tiên mang tính biểu tượng là Vinpearl Nha Trang và Vincom Bà Triệu, Vingroup đã lớn mạnh với tốc độ cực kỳ nhanh chóng trong suốt 2 thập niên đầu thế kỷ 21. Trong lĩnh vực bất động sản, hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng của tập đoàn này đã ra đời và thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị cũng như khu du lịch tại Việt Nam. Sự thành công nhanh chóng của lĩnh vực bất động sản của Vingroup tạo đà giúp doanh nghiệp này mở rộng ra hàng loạt lĩnh vực khác trong hệ sinh thái khép kín mang họ “Vin” gồm: Trung tâm thương mại Vincom, Bệnh viện VinMec, trường học VinSchool-VinUni, siêu thị Vinmart (hiện đã bán cho Masan), điện thoại Vsmart,…

Tại một buổi tọa đàm với ông Nguyễn Mạnh Hùng (lúc đó giữ chức CEO Viettel), ông Vượng từng được hỏi làm thế nào để thành công trong hàng loạt lĩnh vực không liên quan với nhau và cũng chẳng phải là sở trường của mình, ông đúc kết: Điều quan trọng nhất là phải có máu liều, có đam mê và hoàn toàn nghiêm túc với những thứ mình theo đuổi.

“Tự tin thì chả tự tin lắm đâu. Khi bước sang một lĩnh vực khác chỉ có liều thôi, chứ một ăn một tịt làm sao tự tin được. Nhưng khi mình làm mình phải có đam mê, trước tiên là phải rất đam mê, rất nỗ lực, rất cố gắng và nghiêm túc với công việc đó. Phải mày mò học hỏi xem thiên hạ làm thế nào, tính toán, cân đối rồi cũng phải lăn lộn, lăn xả. Thành công sẽ đến khi mình đam mê, cố gắng nỗ lực chứ chả có gì chắc ăn hết”.

Năm 2013, Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên được tạp chí Forbes vinh danh trong bảng xếp hạng tỷ phú USD của thế giới, ở vị trí 974 với tổng tài sản 1,5 tỷ USD. Thứ hạng của ông tăng đều theo các năm và tới nay tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng ở vị trí 286 top những người giàu nhất hành tinh, với tổng tài sản trị giá 7,3 tỷ USD.